Coi chừng với các biện pháp chăm sóc âm đạo sau khi sinh

Sau sinh khoảng 6 tuần, cơ thể người mẹ sẽ dần dần hồi phục, đặc biệt là cơ quan sinh dục giống như trước khi có thai, ngoại trừ tuyến vú vẫn tiếp tục phát triển để cung cấp sữa cho em bé. Thời điểm này, các mẹ nên theo dõi những chuyển biến của vùng kín, chăm sóc âm đạo sau sinh, để phát hiện sớm và tránh những viêm nhiễm nguy hiểm không đáng có.

  1. Những đổi thay của vùng kín

Sau sinh, tử cung người mẹ sẽ co lại từ từ, cho đến ngày thứ 12 – 13 thì không còn sờ thấy đáy tử cung ở trên bụng nữa. Nhưng người sinh con đầu tiên thì dạ con sẽ thu nhỏ nhanh hơn những người sinh con thứ, và những người cho con bú thì tử cung sẽ co nhanh hơn những người không cho con bú.

Trong 3 – 4 ngày đầu, sau khi sinh, sản dịch tiết ra là màu đỏ,  sau đó giảm dần về lượng và chỉ còn là chất nhầy nhờ nhờ. Tuy nhiên, nếu mẹ không chăm sóc tốt thì sản dịch có thể bị nhiễm trùng, có mùi hôi và lẫn mủ. Khi đi tiểu sẽ thấy có mùi tanh hơn trước thì đây được coi là một hiện tượng bình thường, bởi lúc này, trong âm đạo vẫn còn các vết xước, khi nước tiểu chảy qua sẽ có mùi tanh.

 Những đổi thay của vùng kín

  1. Lưu ý khi vệ sinh vùng kín sau khi sinh

Sau khi sinh, cơ quan sinh dục vẫn còn rất mẫn cảm và trong giai đoạn hồi phục nên việc vệ sinh cần phải làm thật tốt:

– Mặc các loại quần rộng rãi và mang băng vệ sinh thường xuyên 6 giờ một lần. Dùng nước ấm và sạch để vệ sinh chứ không nên dùng nước muối để rửa nhé! Đặc biệt, không được thụt rửa cũng như dùng các dung dịch vệ sinh để rửa trong giai đoạn này nhé!

– Uống nhiều nước để giảm nồng độ của nước tiểu và ngăn ngừa bệnh táo bón. Sau khi đi vệ sinh, các mẹ cần phải rửa sạch bằng nước và lau khô bằng vải bông mềm. Đặc biệt, không nên tiếp xúc với nước nhiều bởi môi trường ẩm ướt sẽ làm âm đạo dễ bị viêm nhiễm.

– Nếu bí tiểu, các mẹ có thể chườm nóng, và xoa nhẹ bụng dưới.

– Đặc biệt, sau sinh nên nằm yên trên giường từ 8 – 10 giờ mới nên ngồi dậy nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, các mẹ nên đứng lên từ từ, hít thở sâu và chậm rãi đứng lên để tránh bị choáng váng, ngất và ngã.

– Không nên quan hệ trong vòng 2 tháng sau khi sinh bởi âm đạo vẫn chưa kịp phục hồi.

– Nếu âm đạo thường xuyên đau nhức, có thể dùng nước đá để chườm vài ngày sau khi sinh. Nhưng nếu không khỏi thì các mẹ nên đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm.

– Nếu phải rạch tầng sinh môn thì sau khi về nhà cần phải kiểm tra lại các vết sưng, bầm, tím… có xuất hiện trên đó hay không và sát trùng 3 lần mỗi ngày. Đặc biệt, các mẹ nên tự rửa khi đi tiêu tiểu.

– Sau 7-10 ngày sau sinh, các mẹ nên đến bác sẽ để được tư vấn cách chăm sóc âm đạo tốt nhất.

Ngoài các lưu ý trên, để việc chăm sóc âm đạo được tốt hơn, các chị em nên: Tập các bài tập Kegel không chỉ tốt cho giai đoạn mang thai mà còn tốt cho quá trình phục hồi sau khi sinh. Nó vừa giúp tăng cường độ săn chắc của các cơ vùng chậu, giúp các mẹ lấy lại ham muốn tình dục nhanh chóng và vừa giúp mẹ tránh được các bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, các mẹ nên tập bài tập này khi bàng quang rỗng để tránh làm suy yếu vùng chậu và nhiễm trùng đường tiết niệu. Tập 3 – 4 lần/ngày, các mẹ sẽ thấy hiệu quả.

Các bước chăm sóc âm đạo đúng cách sau khi sinh

  1. Các bước chăm sóc âm đạo đúng cách sau khi sinh gồm:

Rửa sạch tay: Các chị em phải dùng tay để rửa vùng kín, nhưng bàn tay lại là nơi tiếp xúc nhiều với các vết bẩn và vi khuẩn. Rửa sạch tay bằng nước ấm và xà phòng ít nhất 30 phút. Giữ cho đầu ngón tay chúc xuống đáy bồn và bàn tay luôn thấp hơn khuỷu tay. Làm đúng như vậy để xà phòng và vi khuẩn trôi sạch xuống dưới. Đặc biệt là phần móng tay và các kẽ ngón tay là phần bẩn nhất, nên sau khi rửa sạch tay, bạn nên lau khô bằng khăn sạch nhé.

Cởi bỏ băng vệ sinh theo chiều từ trước ra sau: Các mẹ hãy làm theo cách này để vi khuẩn không di chuyển từ hậu môn đến vùng kín nhé. Đựng băng vệ sinh đã dùng trong một túi nhựa dán kín chứ không để trong thùng rác nhà vệ sinh, không nên chạm tay vào vùng máu và thay băng vệ sinh thường xuyên.

Rửa vùng kín từ trước ra sau: Khi thay băng vệ sinh, giữ nguyên tư thế và dùng vòi sen nước ấm để làm sạch vùng kín là tốt nhất. Không xịt sâu vào bên trong để tránh làm tổn thương âm đạo nhé!

Bôi thuốc cho vết thương: Chăm sóc âm đạo bị rạch sau khi mổ, bạn cần phải giữ cho chúng dudojc khô, thoa thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiêng giao hợp trong 6 tuần lễ đầu sau sinh.

Đi tiểu đứng: Nước tiểu có thể làm các vết khâu và rạch âm đạo bị sưng và tấy. Để tránh hiện tượng này, các mẹ có thể đứng dạng hai chân để tiểu một cách dễ dàng trong nhà vệ sinh.

Sau khi sinh, việc chăm sóc âm đạo là một việc cần thiết và phải được chú ý cẩn thận, đòi hỏi sự nhẹ nhàng và sạch sẽ tuyệt đối. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn tác động đến sức khỏe của trẻ. Cho nên, hãy thật chu đáo và thật chính xác, giúp cho bản thân và em bé mới sinh thật khỏe mạnh nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *