Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – bạn hay thù ? Phần 2

Trong bài trước chúng ta đã cùng tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến sốt ở  trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sốt không quá đáng lo ngại như các bậc phụ huynh vẫn nghĩ. Nếu trẻ bị sốt mà vẫn chơi đùa bình thường, ăn uống bình thường… thì các mẹ không nên lo lắng quá. Còn trường hợp sốt cần đưa trẻ đi bệnh viện gấp chúng ta cùng tìm hiểu trong bài này nhé! Nhưng trước hết chúng ta cùng tìm hiểu:

Xem thêm: Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – bạn hay thù? – Phần 1

Tại sao trẻ bị co giật khi sốt

Co giật khi sốt là hiện tượng trẻ co giật toàn thân cùng lúc với sốt cao, nhưng nguyên do không phải vì sốt. Thống kê cho thấy khoảng 4% trẻ em từ chín tháng đến sáu tuổi bị tình trạng này, khoảng một nửa trong số đó chỉ bị một lần duy nhất trong đời. Phần đông trẻ bị co giật khi bị nhiễm virus như bệnh hồng ban (Roseola) hoặc viêm tai. Co giật không xảy ra khi thân nhiệt đã đạt mức cao, mà nó xảy ra trong quá trình thân nhiệt tăng đột ngột, do đó nhiều nhà khoa học tin rằng hiện tượng co giật không phải do sốt cao mà do một số phản ứng chưa thể lý giải của cơ thể con người khi bị sốt.

Tại sao trẻ bị co giật khi sốt

Đa số hiện tượng co giật đều diễn ra rất nhanh chỉ một vài phút rồi kết thúc. Trường hợp trẻ bị co giật từ 10 – 15 phút đặc biệt hiếm gặp, lúc đó bác sĩ sẽ can thiệp bằng thuốc để chấm dứt tình trạng.

Nếu bị sốt, chúng ta có nên chữa ngay ?

Cắt sốt không có nghĩa là chữa dứt điểm nguyên do gây sốt (như viêm nhiễm chẳng hạn). Mục đích của việc dùng thuốc hạ sốt là giúp trẻ thấy dễ chịu hơn. Đa số các trẻ bị sốt không cần điều trị, bác sĩ nhi khoa cho thuốc giảm sốt chỉ để trấn an phụ huynh, không phải vì bản thân em bé cần thuốc. Nếu con bạn bị sốt mà vẫn tỉnh táo, đùa giỡn, ăn ngủ binh thường thì không phải nhờ đến thuốc. Nếu sốt cao khiến trẻ bực bội, bỏ ăn, thì giảm sốt là việc cần làm. Trong vai trò người cha người mẹ, bạn cần lưu ý làm theo chỉ định của bác sĩ, và hãy nhớ một điều — sốt không gây hại cho trẻ, nhưng lạm dụng thuốc thì tai hại khôn lường!

Khi nào sốt trở nên đáng lo ngại?

Khi nào sốt trở nên đáng lo ngại?

Sốt cao không phải là dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy trẻ đang mắc bệnh nghiêm trọng. Mặt khác, ta nên quan sát các dấu hiệu cơ thể và phản ứng, cử chỉ của trẻ khi bị sốt. Bạn cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ có các triệu chứng sau:

  • Trẻ dưới ba tháng tuổi đột nhiên bị sốt.
  • Trẻ lờ đờ, phản ứng kém, không còn thích chơi đùa hoặc không quan tâm đến mọi thứ xung quanh.
  • Trẻ sốt kèm ói mửa liên tục.
  • Trẻ than nhức đầu.
  • Da trẻ chuyển sang màu tái hoặc xanh.
  • Có vết đỏ tím xuất hiện trên da trẻ và bát đầu lan rộng.

Những triệu chứng kể trên cho thấy trẻ dang mắc bệnh nghiêm trọng. Còn nếu trẻ vẫn tỉnh táo, cười nói huyên thuyên, nghịch phá như giặc, ăn uống bình thường, da dẻ hổng hào, và trông mạnh khỏe sau khi dùng thuốc hạ sốt thì khả năng trẻ mắc bệnh nghiêm trọng là rất thấp, bạn không cần phải ôm con tới viện cấp cứu. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn sốt li bì hơn ba ngày liên tiếp, thì bạn cần đưa trẻ đến phòng khám ngay lập tức.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *