Những ngày đầu mang thai, mẹ bầu phải cẩn thận với các dấu hiệu bất thường. Bất cứ khi nào có xuất hiện các dấu hiệu thai có vấn đề bất thường như đau bụng, chảy máu âm đạo, bị ngứa… mẹ nên đi khám bác sĩ ngay để phát hiện sớm các dấu hiệu thai có vấn đề nguy hiểm và khắc phục kịp thời. Nếu chưa rõ về các dấu hiệu này, các mẹ hãy cùng tham khảo các thông tin dưới đây nhé!
Chảy máu âm đạo
Nguy cơ cảnh báo: mang thai ngoài tử cung, sảy thai, bong nhau thai
Thời kỳ đầu mang thai, nếu bạn thấy đáy quần chip có xuất hiện một lượng máu nhỏ, không giống với máu báo thi thì hãy nhanh chóng đi siêu âm để xác nhận xem có mang thai ngoài tử cung hay không? Những chị em phụ nữ có tiền sử viêm ống dẫn trứng, khả năng chửa ngoài tử cung thường cao hơn.
Ngoài ra, chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai. Sau khi đi khám, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn uống thuốc giữ thai và yêu cầu nằm yên trên giường nghỉ ngơi. Nếu máu ngừng chảy tức là bạn đã qua thời gian nguy hiểm.
Trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ, bong nhau thai sớm sẽ gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Nếu có hiện tượng này, bạn hãy đến kiểm tra nhịp tim của thai nhi, nếu nhịp tim thai quá yếu, có thể mẹ bầu sẽ phải phẫu thuật để đảm bảo tính mạng cho người mẹ.
Đau bụng
Cảnh báo có thể sảy thai, thai ngoài tử cung
Đau bụng âm ỉ sau khi quan hệ được khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày là một trong những dấu hiệu báo mang thai. Nhưng nếu đau bụng đột ngột và co cứng thì bạn nên chú ý. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đau bụng dữ dội đi kèm với chảy máu âm đạo là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau như xe bụng, nếu mang thai ngoài tử cung. Còn nếu có nguy cơ sảy thai thì mẹ bầu sẽ có cảm giác “hụt” ở bụng tương đối rõ ràng nhưng không đau bụng nhiều.
Ngứa toàn thân
Cảnh báo gan ứ mật
Ngứa toàn thân và đặc biệt là ngứa ở vùng bụng, lòng bàn tay hay ngón chân cùng với đó là dấu hiệu da bị vàng là triệu chứng của bệnh ứ mật trong gan. Hội chứng này, sẽ gây ngạt thai, sinh non, thai lưu, băng huyết sau sinh… Cho nên, nếu có dấu hiêu ngứa, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn nhé!
Tăng huyết áp và phù nề
Cảnh báo nguy cơ cao huyết áp khi mang thai
Triệu chứng cao huyết áp thường xuất hiện ở khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Phụ nữ mang thai lần đầu khi đã lớn tuổi thường có nguy cơ cao huyết áp hơn phụ nữ trẻ. Cao huyết áp thường khiến mẹ bầu bị trướng gan, chức năng gan bất thường và luôn ở trang thái ý thức mơ hồ… Những triệu chứng này sẽ làm cản trở sự phát triển của thai nhi tăng tỉ lệ dị tật, đe dọa tính mạng của cả mẹ và con.
Thai nhi có dấu hiệu bất thường
Cảnh báo nguy cơ thai nhi bị thiếu oxy.
Thông thường, từ tuần thứ 18, thai nhi bắt đầu phát triển ổn định, em bé sẽ hoạt động mỗi ngày 1 giờ vào sáng, trưa, tối. Thai nhi có sức khỏe tốt thường sẽ đạp từ 3 lần trở lên trong 1 giờ hoặc 30 lần trong 12 giờ. Mẹ bầu nên chú ý, nếu bé không thể đạt được con số này, chứng tỏ thai nhi đang bị thiếu oxy. Trường hợp thai chỉ đạp ít hơn 10 lần trong 12 giờ thì nguy cơ thiếu oxy là rất cao, lúc này, mẹ nên đi bệnh viên ngay nhé!
Chiều cao của tử cung phát triển bất thường
Cảnh báo nguy cơ thai quá to hoặc chậm phát triển
Chiều cao của tử cung sẽ quyết định sự phát triển kích thước của thai nhi. Tuần 21 – 34 của thai kỳ, chiều cao của tử cung phát triển tương đối nhanh, thường là 1 cm/tuần. Sau tuần thứ 34, tốc độ phát triển của chiều cao tử cung có thể chậm lại, chỉ còn khoảng 0,65 cm/tuần. Nhưng nếu tốc độ phát triển của thai nhi thấp hoặc lớn hơn đây, thì khả năng thi quá to hoặc chậm phát triển là rất lớn.
Nước ối quá nhiều hoặc quá ít
Cảnh báo nguy cơ: Thai nhi phát triển bất thường.
Nước ối là một trong những yếu tố duy trì sự sống của bào thai, cho nên, nếu nước ối quá ít hoặc quá nhiều có thể khiến thai nhi bị tổn thương. Nước ối quá nhiều là dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh và tim phát triển không bình thường. Nước ối ít hơn 400 ml sẽ gây ra các khiếm khuyết về thận hoặc phổi của thai nhi.
Các dấu hiệu bất thường khác khi mang thai cần chú ý:
Sốt: Nếu mẹ bầu sốt mà không có kèm theo các dấu hiệu cúm như sổ mũi, nhức đầu thì mẹ nên đi khám ngay nhé! Đây có thể là dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm. Nếu mắc bệnh trong 3 tháng đầu thì nên vào viện khám để xác định chắc chắn mình có bị nhiễm cúm hoặc sởi hoặc một loại virus nào đó có ảnh hưởng đến em bé hay không? Thêm vào đó, mẹ bầu nên cẩn thận, không được để mắc bệnh bởi các loại thuốc chữa bệnh có thể ảnh hưởng đến em bé.
Tăng cân quá nhanh: Bạn bỗng nhiên tăng cân không kiểm soát mặc dù không ăn nhiều, cùng với đó là dấu nhiệu phù nề chân tay, đau đầu, rối loạn thị giác – thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc là 1 bệnh của thận thông thường. Nhưng nếu thấy dấu hiệu bất thường này, chị em cũng nên đi khám để theo dõi, đừng chủ quan nhé!
Đau đầu kéo dài từ 2-3 giờ đồng hồ: Cùng với đó là dấu hiệu rối loạn thị giác, phù nề vùng tay, mặt thì có thể là huyết áp của mẹ bầu quá cao.
Tiểu ít hoặc không tiểu: Nó có thể là dấu hiệu của chứng mất nước đường tiểu thai kỳ. Nó rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Rối loạn thị giác: Mắt thai phụ bị mờ, đôi khi nhìn thấy đốm sáng ở mắt… thì đó có thể dấu hiệu của tiền sản giật.
Những cơn đau vùng bụng dưới: Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của chứng thoái hóa xơ, chuyển dạ sớm, sinh non hoặc sảy thai…
Đau bụng trên hoặc đau quanh rốn: Nếu mẹ bầu có dấu hiệu đau này, cùng với tình trạng nôn thì đó có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa hoặc tiền sản giật.
Nôn nhiều: Nếu bạn nôn nhiều hơn 2 – 3 lần/ngày trong quý I; nôn nhiều ở quý II hoặc nôn mà thân nhiệt tăng cao thì mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ nhé!
Các dấu hiệu bất thường có thể sảy ra bất cứ lúc nào, và dù là dấu hiệu bất thường nhỏ nhất thì mẹ bầu cũng không nên coi thường. Hãy ghi nhớ tất cả các dấu hiệu này để ứng phó kịp thời nhé các mẹ!