Dẫu biết rằng, nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp dinh dưỡng tốt nhất cho con trẻ, thế nhưng vấn còn rất nhiều bà mẹ Việt Nam dễ dàng quyết định cai sữa cho con và chọn sữa công thức là giải pháp thay thế. Năm 2010, ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ chỉ đạt 19%. Nêu so sánh với các nước trong khu vực Châu Á, trẻ em nước ta dường như kém may mắn hơn trong việc này.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết các bà mẹ thường đưa ra quyết định xem liệu có nên nuôi con bằng sữa mẹ hay không từ rất sớm, trước khi họ thử cho con bú thậm chí ngay từ khi còn mang thai. Quyết định của họ chủ yếu dựa trên quan niệm cá nhân về việc nuôi con bằng sữa mẹ và bị ảnh hưởng từ bạn bè, chồng và các thành viên khác trong gia đình.
Nếu thực sự muốn nuôi còn bằng mẹ, một người mẹ sẽ không dễ dàng bỏ cuộc.
Tại sao các bà mẹ Việt không nuôi con bằng sữa mẹ?
Vì quảng cáo
Có quá nhiều mục quảng cáo sữa công thức trên ti vi, nhan nhản trên đường phố, trong rạp chiếu phim và trên các tạp chí. Có đủ các loại sữa công thức cho trẻ nhỏ thuộc mọi lứa tuổi: Cho trẻ sơ sinh, cho trẻ mẫu giáo, cho trẻ vào lớp một… Quảng cáo cam kết sẽ giúp con bạn khỏe hơn, thông minh hơn, năng động hơn… Bạn nhìn thấy các mục quảng cáo này mỗi ngày, nhiều đến nỗi bạn bị tẩy não và mang một niềm tin sai lầm rằng sữa công thức ưu việt hơn sữa mẹ. Trong một số bệnh viện phụ sản, các y tá còn chủ động đề xuất các mẹ cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức thay vì bú sữa mẹ, bởi đến họ cũng tin rằng như thế tốt hơn!
Các bà mẹ quên mất một điều: sữa công thức thật ra chỉ là sữa bột nhân tạo, được làm ra sau nhiều công đoạn bào chế hóa học khác nhau trong các nhà máy. Đôi khi, quá trình sản xuất ấy còn không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Vào năm 2003, nhiều trẻ em tại Isarel và một số nước khác phải hứng chịu các di chứng vĩnh viễn về các chức năng thần kinh và hệ tim mạch chỉ vì loại sữa bột mà các em uống không được nhà sản xuất thêm vào lượng vitamin B1 cần thiết trong quá trình điều chế.
Năm 2008, rất nhiều trẻ em tại Châu Á bị suy thận do Melamine, loại hợp chất hữu cơ sử dụng trong công nghiệp đồ nhữa, nhưng lại được thêm vào trong sữa công thức cho trẻ em uống. Hậu quả là nhiều em phải lọc máu để duy trì sự sống.
Sữa công thức bào chế từ đậu nành lại chứa một hàm lượng cao phytoestrogens, vốn có thể gây rối loạn nghiêm trọng kích thích tố trong cơ thể bé, khiến trẻ phát triển bất bình thường cả về mặt thể chất và trí tuệ. Trên thực tế, nếu bạn không nuôi con bằng sữa mẹ, thì người có lợi nhất không phải là bạn, càng không phải là con bạn mà chính là doanh nghiệp sản xuất ra loại sữa công thức mà bạn đang mua cho con mình.
Vì mê tín dị đoan
Tại Việt Nam và một số các nước Châu Á khác, người ta tin rằng: sữa non (Colostrum) tiết ra ngay sau khi sinh con là có hại cho em bé. Nhiều bà mẹ cho rằng, sữa non không đủ dinh dưỡng, khó tiêu và làm cho trẻ sơ sinh bị đau bụng, hoặc bị bệnh. Một số người còn tin rằng, nó là sữa cũ và có lẫn mủ trong đó (vì màu vàng đục của sữa).
Trên thực tế, sữa non cực kỳ quý giá trong chế độ dinh dưỡng và cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Sữa non chứa một hàm lượng cao nhiều loại kháng thể, bảo vệ trẻ khỏi tác hại của những vi sinh vật gây hại, hiện diện trong âm đạo người mẹ khi trẻ được sinh ra. Sữa non kích thích trẻ đào thải phân su (quá tình vận động đường ruột đầu tiên trong đời trẻ), đồng thời cấy vào đường ruốt của trẻ vi khuẩn Lactobacillus, loại vi khuẩn tại ra axit lactic có ích cho quá trình tiêu hóa sữa. Loại vi khuẩn lên men sữa này đã được chứng minh là có công năng bảo vệ trẻ khỏi chứng nhiễm trùng và dị ứng (như chàm thể tạng (atopic dermatitis) và hen suyễn (asthma)). Các nghiên cứu tại Ấn Độ và Nepal cho thấy: những trẻ không được bú sữa non phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Vì những quan niệm sai lầm
- Tôi không có đủ sữa cho con
Đây là một lý do phổ biến nhất mà tôi nhận được khi các hỏi các mẹ tại sao họ không nuôi con bằng sữa mẹ. Thực sự tôi thấy, không nhiều bà mẹ Việt gặp các vấn đề về thiếu sữa. Với một số người, có lẽ đó chỉ là cái cớ chứ không phải nguyên nhân thực sự.
Rất nhiều bà mẹ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ, đều nghĩ rằng mình không có đủ sữa cho con, vì mấy ngày đầu, trẻ bú mẹ mà không tăng cân. Vì thế họ quyết định, cầu cứu sữa công thức, và cuối cùng là bỏ luôn sữa mẹ. Đây chính là sai lầm thường gặp nhất. Trẻ sơ sinh sẽ sụt cân so với lúc chào đời. Tuần đầu tiên trẻ sẽ mất đi 10% trọng lượng cơ thể, và sẽ lấy lại trọng lượng tương đương với lúc mới sinh vào tuần thứ 2. Đây là thời điểm trẻ đào thải các chất lỏng không cần thiết tích tụ trong suốt quá trình nằm trong bụng mẹ. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường chứ không phải hiện tượng trẻ bị suy dinh dưỡng. Trẻ không cần ăn nhiều sữa trong 2 – 3 ngày đầu đời. Chúng chỉ cần khoảng 15 – 20ml sữa mỗi ngày. Sau đó, trẻ sẽ ăn nhiều hơn và cần khoảng 70ml khi được 1 tuần tuổi.
- Sữa mẹ không đủ chất
Nhiều người tin rằng, sữa mẹ không chứa nhiều vitamin và khoáng chất bằng sữa công thức. Lại là một quan niệm sai lầm. Sữa mẹ tuy chứa ít chất sắt hơn sữa công thức nhưng bù lại, nó luông đáp ứng sẵn sàng cho trẻ mọi lúc mọi nơi, và chất sắt trong sữa mẹ cũng dễ tiêu hơn nhiều loại sữa công thức khác. Sữa mẹ cung cấp rất nhiều Vitamin tan trong nước như: Vitamin C, B, axit folic, cũng như các vitamin khác tan trong dầu: Vitamin A và E. Một điều quan trọng khác mà mẹ cần biết là sữa mẹ có hàm lượng Vitamin D thấp hơn sữa công thức, nên các em bé bú hoàn toàn cần chế độ bổ xung Vitamin D cho đến khi trẻ được 1 tuổi.
Những trẻ sơ sinh chưa đầy một tháng thường co lượng Vitamin K trong cơ thể rất thấp, do đó, các mẹ cần được chish một mũi vitamin K tương đương mg vào bắp đùi nhằm chống tình trạng chyar máu trong tuần đầu tiên sau khi sinh. Sau đo, trẻ cần cung cấp vitamin K từ 2 nguồn: sữa mẹ và do các vi khuẩn trong đường ruột sinh ra.
- Cho trẻ bú bình sớm
Hầu hết các nước Phương Tây, khi trẻ được sinh ra, sẽ được mẹ cho bú ngay. Việc này rất quan trọng, nó giúp tạo ra sự gắn kết ngay từ đầu giữa mẹ và bé và để kích thích việc nuôi con bằng sữa mẹ. Thật không may, mọi việc lại hoàn toàn trái ngược ở Việt Nam. Trẻ thường bị đưa đến phòng sơ sinh trước khi mẹ có cơ hội bế và cho bú. Thay vì chờ người mẹ khỏe để có thể cho con bú, thì các ý tá lại cho con bú bình ngay. Một số người thậm chí còn thuyết phục mẹ làm như vậy sẽ tốt hơn cho trẻ. Các em bé quen bú bình sẽ khó thích nghi với việc bú mẹ và đôi khi sẽ từ chối bú mẹ hoàn toàn. Ngay cả khi mẹ sinh bằng phương pháp sinh mổ thì vẫn có thể cho con bú ngay sau khi sinh bình thường.