Sự trào ngược và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở trẻ

Trẻ nôn trớ thường xuyên có là bình thường

Việc trẻ nôn trớ thường xuyên có là bình thường hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Là hoàn toàn bình thường nếu trẻ nôn trớ một ít sau ăn hoặc thỉnh thoảng nôn ra gần như toàn bộ thức ăn mà không rõ nguyên nhân và cũng không hề thấy dấu hiệu bất thường nào trước đó. Trong thực tế có rất nhiều trẻ sơ sinh nôn trớ liên tục nhưng sức khỏe và sự phát triển của bé không hề bị ảnh hưởng. Điều này gọi là hiện tượng trào ngược và hầu hết trẻ lên 1 tuổi hiện tượng này sẽ chấm dứt.

Nhưng nếu trẻ sơ sinh nôn trớ liên tục và điều này làm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng cũng như sức khỏe của trẻ, trẻ có thể ho và đâu họng đôi khi khó thở, lúc này rất có thể trẻ đã mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Các triệu chứng thường thấy khác của bệnh là ho hoặc nôn trong lúc bú, trẻ có vẻ như bị đau bụng (uốn cong lưng, co chân) và bất chợt thức dậy gào khóc.

Trẻ nôn trớ thường xuyên có là bình thường
Trẻ nôn trớ thường xuyên có là bình thường hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Tôi có nên đưa bé đến gặp bác sĩ hay không?

Nếu trẻ bị nôn trớ một chút nhưng không có vẻ khó chịu và vẫn lên cân tốt thì bạn không hề cần tới sự trợ giúp của bác sĩ. Để yên tâm hơn tới lần khám định kỳ hoặc tiêm chủng tiếp theo hãy nói với bác sĩ để được tư vấn.

Mặc khác, nếu bạn nghi ngờ bé mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, bé của bạn khong tăng cân lúc này hãy sắp xếp đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi có thể. Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán, đồng thời có cách giúp giảm sự khó chịu cho bé.

Ngoài ra hãy đưa bé tới bác sĩ khi thấy bé nôn dữ dội sau khi ăn, nôn thành vòi rồng, đây là một dấu hiệu của chứng hẹp môn vị. Để lâu tình trạng này sẽ khiến bé gặp vấn đề suy dinh dưỡng và mất nước nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây trào ngược?

Nguyên do của hiện tượng trào ngược là vì cơ thắt thực quản của bé (van kết nối giữa thực quản với dạ dày) yếu hoặc không hoạt động. Điều này khiến thức ăn và dịch dạ dày chảy ngược ra đằng miệng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng ở người lớn.

Nhận biết chứng GERD và cách điều trị

Ngay khi có các dấu hiệu đã đề cập bên trên của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bạn cần đưa trẻ đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát em bé và yêu cầu bạn mô tả lại các triệu chứng. Để giảm việc trào ngược, một số cách mà bạn có thể làm ở nhà sẽ được đưa ra bao gồm việc giữ bé đứng thẳng người sau khi ăn, giảm lượng thức ăn trong một bữa và tăng số lần cho ăn, vỗ ợ hơi thường xuyên cho bé, nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm cho bé ăn đặc hơn hoặc pha thêm vào sữa một chút bột gạo.

Bác sĩ có thể đề nghị bạn loại bỏ sữa bò trong chế độ ăn uống hằng ngày nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ hoặc chuyển sang một thức uống ít dị ứng khác, vì triệu chứng trào ngược có thể do cơ thể bé không thể dung nạp loại protein nào đó.

Nhận biết chứng GERD và cách điều trị
Các mẹ nên loại bỏ sữa bò trong chế độ ăn hàng ngày

Nếu các biện pháp trên không giúp cải thiện tình hình, trẻ sẽ được kê một đơn thuốc. Em bé của bạn có thể phải dùng thuốc trong một vài tháng. Hãy nhớ rằng không bao giờ được tự ý cho bé uống thuốc tại nhà mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

Trong trường hợp uống thuốc vẫn không khiến tình hình được cải thiện, các bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm liên quan tới ruột và dạ dày để chắc chắn bé bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các xét nghiệm bao gồm chụp X quang đường tiêu hóa phía trên. Trước khi chụp trẻ sẽ được cho uống một chất gọi là Bari. Việc chụp X quang sẽ cho thấy liệu có vấn đề cấu tạo cơ thể nào cản trở việc nuốt thức ăn của bé không.

Các bác sĩ cũng có thể làm một cuộc kiểm tra tại bệnh viện. Trong cuộc kiểm tra, em bé của bạn sẽ dùng thuốc ant hần sau đó một camera nhỏ sẽ được luồn xuống qua thực quản, dạ dày, và đôi khi là cả ruột để xem có bất kỳ dấu hiệu của sự viêm nhiễm nào không.

Một cuộc kiểm tra khác mà em bé của bạn có thể phải trải qua đó là cuộc nghiên cứu thăm dò pH 24 giờ. Tham gia vào cuộc kiểm tra này bé sẽ phải ở bệnh viện qua đêm, một ống rất mỏng được luồn qua mũi xuống thực quản để theo dõi tần số và mức độ nghiêm trọng của cơn trào ngược, nhịp thở cũng như hoạt động của tim trong suốt 24 giờ.

Nếu em bé của bạn vẫn trớ rất nhiều, bác sĩ sẽ theo dõi cả cân nặng của bé. Một số bé mắc bệnh GERD không tăng cân đều bởi lượng thức ăn giữ lại được trong dạ dày quá ít. Một số khác thì mất đi cảm giác thèm ăn do axit dạ dày bị đẩy lên thực quản làm tổn thương cổ họng, nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn tới trường hợp nghiêm trọng là trẻ khó nuốt.

Ngoài ra, những thứ trong dạ dày trào ngược lên mũi hay phổi sẽ khiến trẻ bị mắc GERD dễ mắc thêm một số bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, ho vào ban đem, xoang hoặc viêm tai. Axit dạ dày cũng có thể làm hỏng men răng của bé.

Tôi có thể làm gì để giảm bớt tình trạng nôn trớ của bé

Tôi có thể làm gì để giảm bớt tình trạng nôn trớ của bé
Khi cho ăn hãy để bé được ngồi thẳng đứng

Bạn hãy cố gắng giữ cho cơ thể của bé thẳng trong lúc cho ăn, sau khi bé ăn xong bế thẳng bé một lúc rồi mới đặt bé nằm (Đừng đặt bé nằm sấp hoặc đưa bé vào giấc ngủ ngắn ngay hay thay tã ngay sau khi bé ăn)

Cho bé ăn một lượng nhỏ hơn cữ bú bình thường và cho bé ăn thành nhiều lần hơn. Đặc biệt hãy giúp bé ợ hơi sau mỗi lần ăn.

Hãy hỏi bác sỹ cách thêm vào sữa mẹ hoặc sữa công thức một ít bột gạo giúp làm đặc sữa hơn, cách này cũng sẽ giúp giảm sự trào ngược. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách trộn ngũ cốc vào sữa. Bạn cũng cần chuẩn bị một núm bú với lỗ thoát sữa to hơn bình thường.

Một hành động đơn giản mà cũng rất hiệu quả để giảm chứng trào ngược đó là giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên các bậc cha mẹ không nên để con mình ngủ ở ghế ngồi trên xe ô tô, trên nôi rung hoặc trên võng bởi các sản phẩm này được sản xuất không phải vì mục đích là chiếc giường của bé. Dây đai an toàn trên ghế, đệm mút, vải xung quanh đều là mối nguy hiểm khiến bé bị ngạt thở khi trở mình trong lúc ngủ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *