Tìm hiểu dấu hiệu và cách điều trị hen suyễn ở trẻ tốt nhất

Trong bài Hen suyễn ở trẻ – chứng ho không bao giờ dứt chúng ta đã cùng tìm hiểu về chứng hen suyễn ở trẻ là gì, một số cách để nhận biết trẻ mắc bệnh. Nhưng các dấu hiệu cụ thể và cách điều trị hen suyễn ở trẻ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài này nhé!

Dấu hiệu tiềm ẩn nào để mẹ nhận biết hen huyễn ở trẻ?

  • Kiểu ho: Ho kéo dài nhiều tuần liền không dứt; những cơn ho khiến trẻ thức giấc giữa đêm hoặc buổi sáng sớm; trẻ ho dữ dội khi chạy nhảy hoặc hoạt động mạnh; cơn ho khiến trẻ nôn ói – Những kiểu ho trên là dấu hiệu điển hình của hen suyễn.
  • Nếu trẻ có tiền sử viêm cuống phổi hoặc thở khò khè sẽ tăng nguy cơ hen suyễn.
  • Tiển sử “nhiễm trùng phổi” cũng là một điểm đáng lưu ý. Nếu con bạn từng nhiều lần bị chẩn đoán “viêm phổi” thì rất có khả năng trẻ bị hen suyễn. Hay trẻ bị biến chứng do không được điều trị hen suyễn đúng cách.

 Dấu hiệu tiềm ẩn nào để mẹ nhận biết hen huyễn ở trẻ?

  • Nếu con bạn bị dị ứng (với thức ăn hoặc với thuốc) hoặc dị ứng do cơ địa (với phấn hoa/bụi cỏ hoặc chàm thể tạng) thì trẻ có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn bình thường
  • Trẻ sinh mổ: các nghiên cứu cho thấy trẻ em ra đời nhờ sinh mổ có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn 50% so với các trẻ sinh thường.
  • Trẻ tiếp xúc với kháng sinh: Việc điều trị bằng kháng sinh phổ rộng ở giai đoạn đầu đời sẽ tăng nguy cơ bị hen suyễn và dị ứng ở trẻ em.
  • Một số nghiên cứu cho rằng trong quá trình mang thai, nếu người mẹ phải sử dụng hoạt chất paracetamoi (tên biệt dược có thể là Panadol EfFeralgan hoặc Tylenol) cũng làm gia tăng nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ.
  • Gia đình trẻ có nhiều thành viên bị hen suyễn chàm thể tạng, dị ứng cơ địa với phấn hoa/bụi cỏ thì khả năng mắc hen suyễn của trẻ cũng gia tăng.
  • Phụ huynh có thói quen hút thuốc lá (dù không hút gần con) thì trẻ cũng rơi vào nhóm có nguy cơ mắc hen suyễn cao.

Điều trị hen suyễn ở trẻ đúng cách

Để chữa dứt điểm hen suyễn, ta cần điều trị viêm song song với điều trị co thắt phế quản. Thuốc được đưa vào cơ thể bệnh nhân thông qua ống hít spacer.

Điều trị hen suyễn ở trẻ đúng cách

  • Ventolin/Terbutaline – thuốc làm giãn phế quản, nó giúp cơ trơn bao bọc đường hô hấp bớt co thắt, nhờ đó trẻ thở dễ dàng hơn và làm giảm dịch tiết trong phổi. Tuy nhiên hai chất này phải được dùng bằng đường hít chứ không phải dạng thuốc nước hay thuốc viên.
  • Steroid dạng hít – giúp giảm các triệu chứng viêm trong phổi, giảm sưng và giảm tích tụ đờm dãi.
  • Thuốc đường uống Singulair – là thuốc kháng viêm không chứa steroid hữu hiệu cho một số trẻ mắc hen suyễn. Tuy nó không mấy tác dụng trong trường hợp kịch phát nhưng lại hiệu quả trong việc phòng ngừa chứng ho dai dẳng do hen suyễn.
  • Steroid đường uống: đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, steroid được đưa vào cơ thể người bệnh qua đường uống, trong một thời gian ngắn giúp kiểm soát tốt chứng viêm sưng, cho phép phổi có thời gian hồi phục.

Trẻ hen suyễn hay bị ho (hơn hai lần một tuần hoặc hơn hai đêm trong một tháng) cần thuốc điều trị dự phòng (steroid đường hít) để giảm viêm sưng và cắt cơn ho.

Bạn không nên hạn chế việc vận động đối với trẻ mắc hen suyễn. Trẻ vẫn có thể tham gia mọi loại hình thể thao trẻ thích, như chạy bộ hay bơi lội. Hoạt động thể chất thật ra có tác dụng cải thiện chức năng phổi. Chỉ cần điều trị đúng cách, trẻ mắc hen suyễn vẫn có cơ hội tận hưởng một cuộc sống bình thường, toàn vẹn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *