Bệnh sởi ở trẻ em dưới 1 tuổi có nguyên nhân là gì, cần kiêng kỵ những gì để trẻ mau khỏi bệnh và nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng có thể gặp phải là gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài này nhé!
Mùa hè là thời điểm cho bệnh sởi phát triển và gây bệnh, nhất là với các bạn nhỏ dưới 1 tuổi. Bệnh sởi do virus gây nên và có thể lây truyền qua đường không khí nên các mẹ cần trang bị cho mình các kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho các bé một cách tốt nhất để các bé hồi phục và phát triển bình thường được. Nhưng trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh sởi ở trẻ em nhé!
-
Nguyên nhân bệnh sởi ở trẻ sơ sinh
Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi, và nó dễ lây đến nỗi, chỉ cần tiếp xúc với người bệnh sởi mà trước đó không được chích ngừa thì có đến 90% người bắc bệnh. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh là 4 ngày trước khi các nốt đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, các giọt nước nhỏ xíu mang vi khuẩn sẽ bay theo không khí làm người khác hít phải những giọt này bị lây bệnh. Hoặc chúng dính lên mặt bàn, điện thoại,… nếu bạn sờ vào hoặc sờ và đưa lên mũi hoặc miệng thì lây bệnh là điều dễ hiểu.
Virus sau khi vào cơ thể ngươi sẽ mọc vào trong những tế bào trong cổ họng và phổi sau đó sẽ lan khắp cơ thể, kể cả hệ hô hấp.
-
Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ
Khoảng 10 tới 12 ngày sau khi tiếp xúc với siêu vi sởi, bé sẽ có các triệu chứng bệnh như: Sốt, ho khan, chảy nước mũi, mắt đỏ, mắt khó chịu với ánh sáng chói.
Các nốt nhỏ với phần nhân màu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng gần gò má, chúng được gọi là đốm Koplik. Sau đó, các đốm đỏ lớn và phẳng sẽ xuất hiện nhiều hơn trên cơ thể.
-
Các biến chứng của bệnh sởi
Biến chứng đường hô hấp
Viêm thanh quản: Giai đoạn đầu, Virus sởi sẽ khiến các nốt ban mọc lên, gây khó thở và co thắt thanh quản ở giai đoạn sớm. Còn khi đã muộn, do bội nhiễm, làm xuất hiện sau mọc ban, nếu nặng hơn sẽ gây sốt cao, ho ông ổng, khàn tiêng, khó thở, người tím tái.
Viêm phế quản: Là do bội nhiễm mà thành, thường xuất hiện vào thời kỳ cuối khi mọc các nốt ban. Với các biểu hiện là: sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, lúc này phim X quang đã nhận được hình ảnh của viêm phế quản.
Viêm phế quản – phổi: Xuất hiện muộn sau mọc ban, với các biểu hiện như: sốt cao, khó thở, khám phổi có ran phế quản và ra nổ. Phim X quang xuất hiện các dấu hiệu nặng của bệnh. Ngoài ra, lượng bạch cầu tăng đột biến, neutro tăng… đây đều các các nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi ở trẻ nhỏ.
Biến chứng thần kinh
Viêm não – màng não – tủy cấp: Đây là biến chứng có thể gây tử vong nhiều và thường gặp ở 0,1 – 0,6% tổng số bệnh nhân sởi. Bệnh bộc phát đột ngột, sốt cao và co giật, hôn mê, liệu tứ chi, liệt dây III, VII hoặc các hôi chứng nguy hiểm khác.
Viêm màng não: Có các loại như: Viêm màng não thanh dịch do viru sởi, viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm, và viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa(Van bogaert). Biến chứng này xuất hiện sau nhiều năm, diễn biến bất thường trong một thời gian dài và các bệnh nhân nhí chết khi tăng tương lực cơ và co cứng mất não.
Biến chứng đường tiêu hóa
Viêm niêm mạc miệng: Khi bệnh sởi phát ban cùng với sự phát triển của virus, do bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent, chúng gây loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm làm hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi thối.
Viêm ruột: Là do bội nhiễm các loại vi khuẩn như: shigella, E. coli…
Ngoài ra còn có các biến chứng khác như: Biến chứng tai – mũi – họng, lao, bạch cầu, ho gà…
-
Chăm sóc và điều trị trẻ bị sởi tại nhà
Để điều trị các triệu chứng, nuôi dưỡng và chăm sóc, các mẹ cần phải hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp khác nhau. Đồng thời, sát trùng tai mũi họng, nhỏ mắt và nhỏ mũi cẩn thận. Khi có biến chứng cần phải đữa trẻ đến bác sĩ để được khắc phục kịp thời cá biến chứng này.
Ngoài ra, để các bệnh nhân nhí của chúng ta mau khỏe, các bậc phụ huynh cần có một số kiến thức cơ bản tùy theo triệu chứng của bệnh nhân: hồi sức hô hấp khi có suy hô hấp (thở O2, hô hấp hỗ trợ…) hồi sức tim mạch…
Một mũi tiêm có thể tránh được việc bị bệnh sởi trong một thời gian dài, nó sẽ có động lực với các bé từ 6 – 9 tháng tuổi trở lên. Các mẹ nên đưa bé đến các phòng khám hoặc trung tâm y tế đáng tin cậy để tiêm phòng cho con.
-
Trẻ bị sởi nên kiêng gì
Thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho bé, đảm bảo phòng bé luôn được sạch sẽ, lau người bằng khăm mềm và sạch.
Đồng thời, kiêng gió, kiêng bẩn, cho trẻ ở những căn phòng sáng, thoáng nhưng không có gió lùa nhé!
Không cho trẻ ăn các loại đồ ăn chứa nhiều protein gây dị ứng, đồng thời, nên tránh các loại thủy hải sản để tránh dị ứng, gây mẩn ngứa thêm trên mặt.
Khi bị bệnh sởi, các mẹ nên cho bé ăn thức ăn vẫn còn nóng, dễ tiêu hóa và uống thật nhiều nước ép hoa quả. Các loại rau của mà các bạn nhỏ ăn được khi mắc bệnh sởi gòm: rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… chúng sẽ cung cấp cho bé đủ sức để nhanh chóng phục hối sức khỏe.
Các mẹ nên phải bổ sung nước cho con bởi nôn, sốt sẽ làm các con mất nước rất nhiều. Uống từ 6 – 8 cốc nước mỗi ngày để hạn chế mất nước. Nên tránh các loại nước trái cây, nước ép, nước ngọt có ga…
Lưu ý: nếu các bé không có biến chứng nào nặng nề thì tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh mà chỉ nên dùng B1, vitamin C liều cao. Nếu có dấu hiệu biến chứng thì nên hạ sốt cho bé hoặc đến bệnh viện để con được thăm khám, theo dỗi và điều trị.