Mỗi khi có dịp về thăm cha mẹ, câu đâu tiên họ hỏi tôi sau một thời gian dài xa cách là “Con có đói không? Con muốn ăn gì không? Con phải ăn uống đàng hoàng chứ!”
Cho con ăn là bản năng của các bậc phụ huynh. Họ luôn cảm thấy mình phải lo cho bữa ăn của con, bất kể đứa con ấy đang ở độ tuổi nào. Đó là điều hoàn toàn tự nhiên và tốt đẹp, tuy nhiên, có lúc nhu cầu cho con ăn của các bậc cha mẹ lại biến thành tai họa. Vì thế mà vấn đề: Mẹ, con và chiếc muỗng luôn là vấn đề muôn thuở!
Ăn uống là nhu cầu căn bản của mọi nền văn hóa. Con người chúng ta không giống như các loại động vật khác, chúng ta ăn không chỉ để thỏa mãn cơn đói. Khi vui, chúng ta ăn. Khi buồn, chúng ta ăn. Để chào mừng một đứa trẻ ra đời, chúng ta ăn. Khi có hiếu hỉ, chúng ta ăn… Tại một số nước trên thế giới, khi bạn đến chơi nhà và đươc gia chủ giữ lai ăn bạn phải ăn bất kể bạn có đói hay không, bởi nếu từ chối thì đó là hành động xúc phạm.
Thức ăn, theo góc nhln văn hóa, còn là biểu tượng của sự giàu có và địa vị xã hội. Trước đây, tại một số nước như Việt Nam, Trung Hoa, người đầy đặn vẫn là mẫu người lý tưởng. Bạn mập — tức là bạn “khỏe mạnh.” Bạn mập — tức là bạn có tiền để ăn! Bạn gầy — tức là bạn nghèo nên không có gì để ăn và trong người đầy bệnh tật. Một em bé mũm mĩm được xem là may mắn và được nhiều gia đình chào đón trong dịp Tết cổ truyển. Tại Ấn Độ, một cô gái tròn trịa sẽ có nhiều cơ may kiếm được chồng hơn. Tại một số nước châu Phi, chàng rể sẽ trao cho cha vợ một khoản tiền cưới nhiều hay ít tùy thuộc vào trọng lượng của cô dâu. Thật không may, thực tế mọi chuyện không như chúng ta tưởng. Ở Hoa Kỳ, quốc gia cỏ tỷ lệ người béo phì cao nhất thế giới, người dân đang phải gánh chịu các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, các bệnh về thận và các vấn đề tim mạch do ăn quá nhiều.
Khi còn bé, tôi rất ghét thịt bò. Tôi không ưa mùi vị lẫn màu sắc của thịt… Mẹ tôi tìm mọi cách để tôi ăn thịt bò — năn nỉ, trừng phạt cho đến ép uổng để buộc tôi phải ăn. Tôi sợ đến mức mới ngửi thấy đã muốn nôn ọc. Mẹ càng ép thì tôi cáng ghét thịt bò.
Đến tuổi thiếu niên, tôi bắt đầu theo bạn bè đến tiệm bò bít-tết. Mọi người hào hứng ăn khiến tôi cũng muốn thử, và tôi thử một miếng nhỏ… Tôi mê bít-tết luôn từ đó. Bây giờ thi nó đã trở thành món khoái khẩu của tôi. Một phần bit-tết 300 gram, ăn xong tôi vẫn thèm thuồng muốn ăn thêm nữa.
Nhiều bà mẹ lo lắng hỏi tôi rằng: “Làm sao để trẻ ăn nhiều hơn?” Câu trả lời của tôi rất đơn giản: “Chị không thể và cũng không nên!” Nếu bạn cảm thấy mình đang phải “ép” con ăn, thì hẳn bạn đang làm không đúng phương pháp. Trẻ khó ăn là vấn đề thường gặp của các bậc phụ huynh. Và trong đa số trường hợp, vấn đề không nằm ở đứa trẻ, mà ở chính chúng ta — đó là khi một người trong gia đình, thậm chí người lạ gặp ngoài đường, tự nhiên phán một câu rằng con bạn trồng gầy gò quá.
Phần lớn trẻ em đều có ý thức về cảm giác đói và sự ngon miệng. Cơ thể trẻ tự biết mình phải tiếp nhận bao nhiêu năng lượng, bao nhiêu dưỡng chất để phát triển bình thường. Một số trẻ hôm nay ăn ít, hôm sau chúng sẽ ăn bù lại. Thỉnh thoảng khi trẻ bị ốm, cảm giác thèm ăn cũng mất đi, nhưng khi khỏi ốm trẻ sẽ ăn trở lại và ăn “trả bữa”. Trẻ thích nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhưng có giai đoạn trẻ chỉ nhất quyết ăn một món nào đó, ăn hoài, ăn mãi mà không ngán… Tất cả những ví dụ trên đều là thói quen ăn uống bình thường của trẻ.
Nếu bạn phải “ép” hoặc “dụ” con ăn khi con không đói, không thèm ăn, bạn sẽ không thu được kết quả gì, thậm chí còn khiến trẻ ghét đồ ăn và tìm mọi cách để né tránh.
Là một người mẹ và muốn cho con ăn đúng phương pháp, bạn cần tự vấn bản thân rằng: tôi muốn con mình béo phì hay khỏe mạnh?