Cùng mẹ giải quyết chuyện: “Trẻ kén ăn”

Một số trẻ kén ăn thực sự! Chúng chỉ ưa một vài loại thực phẩm đặc thù, một số hương vị nhất định và không chịu ăn loại khác. Như vậy liệu có bất thường chăng?

Ăn uống nhiều loại thực phẩm khác nhau rất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của con người.Đó là cách duy nhất để đảm bảo cơ thể có thể thu nhận đẩy đủ các vitamin và khoáng chất (như kẽm, magiê, canxi, selen,…) Những ai có chế độ ăn thiếu đa dạng (như người ăn chay trường) sẽ đối mặt với một số vấn đề dinh dưỡng (như thiếu đạm, thiếu sắt hoặc canxi, thiếu vitamin A và D).

Mỗi người có một thói quen và sở thích ăn uống khác nhau. Em trai tôi không ăn được cà chua, từ khi chúng tôi còn bé xíu, món nào có cà chua là cậu đều không ăn. Đến nay em tôi đã 35 tuổi và có năm đứa con, cậu vẫn không đụng đến cà chua, thế nhưng bọn nhóc lại rất thích ăn.

Cùng mẹ giải quyết chuyện: "Trẻ kén ăn"

Bạn không thể hy vọng con mình biết ăn mọi thứ, nhưng trẻ kén ăn là một hiện tựng thường thấy. Phần lớn các bé đều có chế độ ăn cân bằng, nhờ đó trẻ thu nhận đủ các loại dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết. Vì vậy nếu trẻ không ăn một loại thịt, rau, hay trái cây nào đó, thì cũng không phải là vấn đề lớn vì trẻ đã ăn các loại thực phẩm thay thế khác.

Nhưng sẽ là chuyên lớn nếu khẩu vị của trẻ chỉ giới hạn trong một số ít thực phẩm. Khi cháu trai của tôi còn bé, nó chỉ khăng khăng đòi ăn bánh mì và mứt mà không chịu ăn bất cứ thứ gì khác. Thằng bé vừa nhỏ người, vừa gầy còm, ba mẹ nó quá sốt ruột nên đã tìm đủ mọi cách để ép con ăn. Hệ quả là thằng bé càng ghét thức án, càng tìm cách tránh né hơn nữa. Cuối cùng, ba mẹ đành bó tay, để cho con mặc sức ăn bánh mì và mứt. Giờ thì cháu đang bị béo phì nhưng đó lại là một chuyện khác…

Sau đây là một vài bí quyết giúp cha mẹ tránh được tình trạng trẻ kén ăn:

  • Các nghiên cứu cho thấy khẩu vị của người mẹ lúc mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sở thích ăn uống của em bé sau khi chào đời. Nếu mẹ , thích ăn ngọt, ăn mặn hoặc ăn cay thì em bé cũng ưa các món ăn có hương vị tương tự. Tôi muốn nhắn nhủ đến các bà mẹ: từ khi có thai các mẹ bầu đã có thể thiết lập khẩu vị cho đứa con tương lai. Hãỵ tích cực ăn uống đa dạng hơn nhé!
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ học hỏi bằng cách bắt chước và chúng rất hay ganh tị. Khi thấy bạn bè chơi đồ chơi, chúng sẽ đòi thứ giống như vậy. Khi thấy người lớn làm việc gì đó hay hay, chúng sẽ bắt chước. Việc cho các trẻ dùng bữa cùng nhau hoặc ăn cùng gia đinh vô cùng quan trọng. Khi trẻ thấy người lớn ăn ngon — nhiều khả năng trẻ sẽ đòi ăn. Nhiều phụ huynh kể với tôi rằng trẻ ăn ở trường tốt hơn ở nhà. Dù bận rộn công việc, đi sớm về trễ, các bậc phụ huynh hãy cố gắng ngồi ăn cùng con ít nhất một bữa mỗi ngày, đây là điều hết sức cần thiết.

Một vài bí quyết giúp cha mẹ tránh được tình trạng trẻ kén ăn

  • Mỗi trẻ có cách làm quen và phản xạ với các hương vị mới hoặc độ cứng của các loại thực phẩm khác nhau. Nhiều trẻ khó ăn, vừa nếm một chút vị lạ đã phun ra ngay. Đó là phản xạ tự nhiên, là một phần của cơ chế tự bảo vệ trong cơ thể con người, nó buộc chúng ta phải cân nhắc trước khi thử những loại thực phẩm mới lạ (bởi có thể gây ngộ độc.) Đa số trẻ nhỏ sẽ tránh các món có vị đắng, vì đó là vị của phần lớn các loại độc trong thiên nhiên. Nếu con bạn nếm thức ăn và phun ra thì điều đó hoàn toàn binh thường. Đừng cố ép con ăn, thay vào đó, hãy cho con thử lại lần nữa vào ngày hôm sau. Sau vài lần thử, vài lần phun, trẻ sẽ bắt đầu thử nuốt, và đa phần trẻ sẽ thích hương vị của món ăn khi đã thấy quen. Có thể bạn sẽ phải kiên nhẫn đến 10 lần thử trước khi được trẻ chấp nhận.
  • Nhưng có một điểm bạn cần lưu ý: nếu trẻ từ chối thức ăn mới, thì đừng nhượng bộ cho trẻ ăn món cũ. Cách làm này sẽ càng củng cố thêm thói quen từ chối món mới nhằm đạt được điều trẻ muốn.
  • Phương pháp “thử một miếng” là cách hiệu quả và hữu dụng mà tôi rút ra được từ các bệnh nhân nhí. Cách này áp dụng được cho trẻ từ hai tuổi trở lên. Khi bạn cho con thử món mới — hãy cho trẻ một miếng nhỏ và “hứa” với trẻ rằng chỉ một miếng mà thôi. Phần lớn trẻ em khi biết không bị ép ăn, trẻ sẽ vui vẻ chấp nhận lời “hứa”, cuối cùng trẻ sẽ đòi ăn thêm và tận hưởng món mới.
  • “Ăn bằng mắt” – Trẻ em cũng như người lớn chúng ta, đôi khỉ cảm thấy phát hoảng khỉ nhìn phần cơm đầy ắp được dọn ra trước mắt. Nó khiến chúng ta cảm thấy thật nặng nề vì phải ăn bằng hết những gì có trong đĩa. Ngược lại, nếu ra nhà hàng, nhìn khẩu phẩn nhỏ tí xíu, tự nhiên dạ dày bạn càng cồn cào hơn! Nếu bạn muốn con làm quen với thức ăn mới hoặc thêm món mà trẻ đã quen thuộc thì hãy sử dụng “tuyệt chiêu” này: Lấy ra một chiếc đĩa to, nhưng chỉ múc một chút thức ăn để ở giữa. Trẻ sẽ nghĩ: ăn hết chả có gì khó! Trẻ hào hứng ăn thử và ăn hết veo. Cảm giác hoàn thành “sứ mệnh” khiến trẻ thấy hài lòng về bản thân, thậm chí sẽ đòi ăn thêm nữa!

Bí quyết giúp cha mẹ tránh được tình trạng trẻ kén ăn

  • Thói ganh tị. Với trẻ nhỏ, phương pháp dựa trên lòng “ganh tị” rất có tác dụng. Hãy rủ con ngồi ăn cùng bạn và tỏ ra mình ăn rất ngon miệng (nhưng đừng làm quá, nhớ diễn “đạt” một chút,) rồi mời con thử một miếng nhỏ. Bạn có thể trêu con một chút, bằng cách đưa thức ăn đến gần miệng trẻ nhưng sẽ rụt tay lại và đút vào miệng mình. Hành vi đỏ sẽ khơi dậy cảm giác “ganh tị’ trong lòng đứa trẻ. Khi bạn đút miếng tiếp theo, trẻ sẽ nhanh nhảu chụp lấy vì sợ mất phần. Lần nào sử dụng phương pháp này tôi cũng thấy vô cùng hiệu nghiệm.
  • Hãy dùng trí tưởng tượng của bạn! Một người mẹ mang con đến phòng khám của tôi than thở rằng bé chẳng chịu ăn gi cả. Tôi hỏi, hôm nay bé ăn sáng món gì? ‘’Cháo,” chị đáp. Thế trưa bé ăn gì? “Cháo”, bữa tối bé ăn gì? Và “cháo” lại tiếp tục là câu trả lời. Đây là phương pháp cho ăn cực Việt Nam. Một ngày toàn cháo! Bảo sao em bé không muốn ăn nữa! Tôi rất thích ăn cơm chiên, nhưng nếu một ngày ba bữa bắt tôi ăn cơm chiên thì dần dần tôi cũng phát chán.

Hỡi các bà mẹ (và các ông bố, các anh cũng vào bếp được mà…), hãy dùng trí tưởng tượng của chính mình để biến bữa ăn của con thành trải nghiệm thú vị. Đừng bắt con ăn mãi một thứ, thế thì ngán lắm! Thịt, cá, rau… mỗi loại đều có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Nếu con bạn không thích trứng luộc, hãy làm trứng chiên. Nếu con bạn không thích thịt bò hầm, hãy làm bánh hamburger… Điều duy nhất bạn cần là kiên nhẫn tìm thực đơn cho trẻ và cách nấu trên mạng Internet, bạn sẽ ngạc nhiên vì phát hiện ra vô vàn món ăn và phương pháp nấu ăn mới.

Hãy cho phép con tham gia lên thực đơn trong ngày của gia đình. Bạn có thể nhờ trẻ quyết định xem tuần này cả nhà sẽ ăn các món gì. Trẻ và cha mẹ cùng nhau chọn món, bao gồm những món từ trước nay trẻ thích ăn, nhưng cứ vài ngày, trẻ phải chấp nhận kèm một món mới vào thực đơn.

Chào con rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bậc phụ huynh nếu quý vị có phương pháp hiệu nghiệm nào trong việc cho con ăn, hoặc giải quyết được tình trạng kén ăn của trẻ. Các mẹ có thể gửi bình luận ở dưới để chúng tôi tổng hợp làm giải pháp cho các mẹ khác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *