Ô nhiễm tiếng ồn nguy hiểm không kém gì ô nhiễm môi trường, không chỉ ảnh đến sức khỏe, tinh thần của con người mà còn tác động làm thay đổi của môi trường và ảnh hướng đến các loài động vật sống dưới nước và trên cạn. Cùng tìm hiểu những tác hại của ô nhiễm tiếng ồn và cách khắc phục.
Ô nhiễm tiếng ồn là gì?
Ô nhiễm tiếng ồn có tiếng Tiếng Anh là noise pollution hoặc noise disturbance. Theo một nghiên cứu mới được công bố gần đây, ô nhiễm tiếng ồn cũng góp phần gây nên ô nhiễm toàn cầu, khiến đời sống của con người và các loài sinh vật ngày càng xuống cấp.
Khác với biến đổi khí hậu hay hiệu ứng nhà kính. Ô nhiễm tiếng ồn được hiểu là tiếng ồn trong môi trường sinh sống của các loài sinh vật vượt quá mức độ cho phép, gây nên cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho những người ở trong môi trường đó. Ngoài ra hiện tượng âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự cũng là một dạng của ô nhiễm tiếng ồn. Tác động của loại ô nhiễm này có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực trong khoảng thời gian dài hoặc ngay lập tức.
Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, tiếng ồn có cường độ 50dB làm suy giảm hiệu suất làm việc của con người. Tiếng ồn đạt ngưỡng 70dB sẽ làm có nguy cơ làm suy đa tạng, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa và thần kinh hoạt động. Tiếng ồn lên đến 90dB sẽ làm tổn thương chức năng thính giác và làm suy nhược thần kinh.
Theo quy định về tiếng ồn của nước ta, cường độ âm thanh tối đa cho phép ở các khu vực công cộng tập trung đông người được chia thành hai mức cố định. Từ 6h đến 21h là 55dB, sau 21h đến 6h là 45dB. Điều này giúp hạn chế những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người, khi âm thanh phát ra không đúng lúc, âm thanh phát ra với cường độ vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người.
Những nguyên nhân gây lên ô nhiễm tiếng ồn?
Các nhà khoa học cảnh báo, ô nhiễm tiếng ồn vẫn là một vấn đề lớn tác động nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên. Xét về tổng thể, thực trạng ô nhiễm tiếng ồn do 2 nguyên nhân chính gây nên:
Nguyên nhân khách quan (môi trường)
Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động của núi lửa và động đất. Chúng gây nên những chấn động lớn, không chỉ gây thiệt hại cho môi trường mà còn âm thần gây ô nhiễm tiếng ồn.
Ngoài ra các hiện tượng tự nhiên khác như sấm chớp, gió, bão cũng gây ra tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con người.
Tuy nhiên tình trạng này không thường xuyên xảy ra, vì thế tác hại cũng không quá mức nghiêm trọng.
Nguyên nhân chủ quan (con người)
Hơn 90% nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn là do các hoạt động của con người, được phân chia thành các nguồn chủ yếu như sau:
Do các phương tiện giao thông
Hầu hết ở các nước, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ như ô tô, xe máy, máy bay, tàu hỏa. Tiếng ồn chủ yếu đến từ tiếng động cơ, đặc biệt với sự phát triển ngày càng hiện đại của xã hội thì lượng phương tiện này ngày càng gia tăng.
Người dân nên hạn chế lưu lượng xe lưu thông trên đường phố, thay vì đó hãy sử dụng các phương tiện công cộng. Điều này cũng góp phần làm giảm ô nhiễm không khí. Ngoài ra cũng nên hạn chế tiếng còi, phanh xe và tiếng bô xe quá ồn, làm ảnh hưởng đến người di chuyển khác.
Ngoài ra tiếng ồn từ máy bay tuy phát sinh nhiều trên bầu trời nhưng mỗi lần chúng cất cánh và hạ cánh thì đều phát ra những âm thanh với tần suất không nhỏ, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của những khu dân cư xung quanh sân bay.
Do các hoạt động thương mại, kinh tế
Các hoạt động sản xuất tại cơ sở kinh doanh sẽ gây ra tiếng ồn lớn trong quá trình vận hành
hệ thống máy móc, thiết bị. Đặc biệt là các ngành nghề chế tạo, sửa chữa trang thiết bị.
Ngoài ra khi đô thị hóa phát triển, các hoạt động xây dựng công trình nhà ở, đường xa cũng tạo nên các tiếng ồn lớn trong thời gian dài. Đặc biệt những loại máy máy ủi, máy xúc, máy đào, máy trộn bê tông sẽ gây nên những tiếng ồn cực kỳ khó chịu. Các hoạt động thương mại còn gây lên những ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt của con người.
Do đời sống sinh hoạt hàng ngày
Các âm thanh đến từ các hoạt động kinh doanh hằng ngày như chợ, quán karaoke, nơi biểu diễn âm nhạc sẽ gây ra nhiều tiếng ồn khó chịu. Những tác động này sẽ âm thầm gây hại đến con người nếu tiếp xúc trong thời gian dài.
Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn tới đời sống của con người và môi trường?
Không giống những loại ô nhiễm khác có thể dễ dàng nhận thấy, ô nhiễm tiếng ồn đang âm thầm đe dọa đến sức khỏe và các loài sinh vật, với những hệ quả vô cùng nghiêm trọng như:
Ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần
Đây là ảnh hưởng đầu tiên mà chúng ta dễ dàng nhận biết nếu như sống trong môi trường có độ ồn quá cao. Tần suất âm thanh vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra sự nhiễu sóng truyền vào tai, làm xáo trộn tín hiệu truyền âm giữa não và tai. Vì thế những người thường xuyên làm việc trong môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn nặng sẽ gây ra một số bệnh sau:
- Mệt mỏi thính lực, đau tai.Cường độ tiếng ồn lớn hơn 70dB thì con người sẽ không còn nghe tiếng đối thoại.
- Giảm đi thính giác từ từ. Đặc biệt nếu như lượng tế bào bị phá hủy 50% thì con người sẽ bị mất hẳn thính giác.
- Loét dạ dày, tăng huyết áp, hay cáu gắt.
- Mất trạng thái cân bằng, giật mình mất ngủ, ngủ chập chờn.
- Giảm sức lao động sáng tạo, giảm sự nhạy cảm.
- Gây mất tập trung, làm giảm năng suất làm việc và rối loạn cơ bắp.
- Tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến tim mạch lên đến 300%, với những biểu hiện như cao huyết áp, đau tim.
Ảnh hưởng đến năng suất làm việc
Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây ra tai nạn lao động, đặc biệt là những nơi có nhiều tiếng ồn như khu công nghiệp do hoạt động của máy móc, xây dựng, các nơi công cộng như nơi biểu diễn âm nhạc, đường ray xe lửa, khu đô thị đông đúc người qua lại.
Gây điếc nghề nghiệp, điếc không đối xứng,đặc điểm là điếc không phục hồi được dù không còn tiếp xúc với môi trường đó nữa.
Gây suy nhược cơ thể, hạn chế lưu thông máu, ù tai từ đó giảm khả năng lao động và sự tập trung chú ý, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn lao động.
Ảnh hưởng tới môi trường, động vật xung quanh
Nghiên cứu được thực hiện trên 87 cá thể sinh vật biển cho thấy rằng, cường độ âm thanh mạnh với tần số từ 50 đến 400Hz sẽ gây thương tổn trên mô của túi thăng bằng. Điều này làm tăng nguy cơ tử vong cao cho các sinh vật biển do chúng không xác định được phương hướng di chuyển trên biển, đặc biệt là cá voi, cá heo, mực… Chúng sẽ dễ đi lạc vào khu vực sâu dưới đáy biển và suy yếu bởi sự chênh lệch nhiệt độ tại đây.
Ngoài ra, tiếng ồn do con người tạo ra đã gây cản trở việc những con dơi bắt sóng siêu âm để tìm con mồi, đồng thời khiến động vật có vú gặp khó khăn trong việc bắt mồi.
Những nghiên cứu về tác hại của ô nhiễm tiếng ồn với môi trường và các loại động vật đề kết luận rằng: Phần lớn các loài động vật đều bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, đặc biệt là một số loài nhạy cảm với tiếng ồn sẽ tổn thương nặng nề nhất.
Những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn?
Để ngăn chặn những tác hại từ loại ô nhiễm này, chúng ta cần phấn đấu với mục tiêu làm giảm âm thanh phát ra từ các thiết bị và dòng khí khi chuyển động đến khu vực xung quanh, đặc biệt là ở nơi làm việc.
Biện pháp phòng hộ cá nhân
Tùy vào điều kiện môi trường và nơi làm việc, mỗi người phải tiếp xúc với các loại tiếng ồn khác nhau. Vì thế nếu bạn thường xuyên làm việc trong khu vực có nhiều tiếng ồn như công trường, nhà xưởng, bạn nên trang bị các vật dụng bảo vệ tai như nút bịt tai chống ồn, bao tai, các loại mũ chống ồn.
Trang bị các kiến thức sử dụng vật dụng chống tiếng ồn như: các thiết bị kỹ thuật tự động hóa, điều khiển từ xa để tránh khu vực có nhiều tiếng ồn.
Trồng nhiều cây xanh xung quanh nơi làm việc có thể làm giảm tiếng ồn. Làm việc cách xa nơi có tiếng ồn hoặc không làm việc liên tục 8 tiếng đồng hồ trong môi trường có mức âm thanh vượt ngưỡng 85 dB.
Ngoài ra khi bạn sống xung quanh khu vực có nhiều tạp âm như chợ, bến xe, ga tàu, sân bay thì nên lắp đặt trong nhà các các thiết bị tiêu âm, cách âm. Đó là thể là cửa cách âm, chống tiếng ồn, bố trí nội thất hợp lý để giải quyết đáng kể tình trạng hồi âm, tiếng vang.
Biện pháp phòng hộ ở nơi làm việc
Ô nhiễm âm thanh ở nơi làm việc đến từ những âm thanh từ công trường, xe cộ, tiếng hệ thống thông gió, tiếng hoạt động của các thiết bị. Vì thế các nhà sản xuất, doanh nghiệp cần
sử dụng vật liệu hút âm và cách âm người lao động khỏi những nguồn dẫn đến tạp âm.
Những phương pháp có thể giảm ô nhiễm tiếng ồn ở nơi làm việc:
Hạn chế sử dụng các thiết bị đã cũ, phát ra tiếng ồn quá lớn
Cân nhắc thay mới hoặc đưa ra các biện pháp sửa chữa các chi tiết máy bị mòn và hư hỏng
Thiết lập khu vực cách ly tiếng ồn: tránh ảnh hưởng đến hiệu suất của người lao động. Tuy điều này có thể tốn kém chi phí nhưng sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất của người lao động.
Bố trí hợp lý thời gian người lao động phải làm việc ở nơi bị ô nhiễm tiếng ồn. Nếu bắt buộc phải làm việc thì cần sử dụng các kết cấu, tấm, ống, buồng tiêu âm hiệu quả.
Hiện đại hoá thiết bị và tuân thủ các quy định bảo dưỡng định kỳ thiết bị máy móc công nghệ.
Đo lường mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn đến người lao động, sau đó tiến hành bọc kín các nguồn ồn bằng vật liệu kết cấu hút âm, cách âm phù hợp
Giảm tiếng ồn ngay từ nguồn gốc phát sinh như máy móc, trang thiết bị sản xuất:
Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng các chương trình và sáng kiến trong một nỗ lực để chống phơi nhiễm tiếng ồn. Chương trình đi tiên phong trong việc sử dụng các thiết bị chạy êm, ít phát ra tiếng ồn để giúp nơi làm việc đạt tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép. Nhà nước khuyến khích các nhà sản xuất thiết kế lại thiết bị nhiệt để giảm thiểu tiếng ồn đạt hiệu quả nhất.
Biện pháp y tế
Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên làm việc trong các cơ sở kinh doanh có nhiều tiếng ồn. Mỗi nhân viên cần có chế độ chính sách làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc liên tục trong môi trường có mức âm thanh cao, có dấu hiệu ô nhiễm.
Nhân viên làm việc cần có ý thức bảo vệ bản thân, bằng cách áp dụng biện pháp phòng chống tiếng ồn, đồng thời khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.