Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, các sân bay ở Việt Nam đã đạt đến tầm phát triển lớn, đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước và quốc tế. Cùng tìm hiểu danh sách 23 các sân bay của nước ta.
Sơ lược về các sân bay ở Việt Nam?
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1945, nước ta đứng trước yêu cầu cấp bách về việc thành lập ngành hàng không dân dụng, vừa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân vừa giúp xây dựng lực lượng không quân hùng mạnh. Với tầm nhìn chiến lược sâu rộng của Đảng và nhà nước, ngày 15/01/1956 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký văn bản thành lập Cục Hàng không dân dụng thuộc Thủ tướng phủ.
Sau đó, nước ta bắt đầu vào công cuộc kiến thiết và khôi phục lại các sân bay đã bị tàn phá bởi chiến tranh. Đến năm 1956, 6 sân bay đầu tiên được khôi phục ở miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Sơn La, Lai Châu và Quảng Bình.
Sự ra đời của ngành hàng không dân dụng đã đóng góp rất lớn vào công cuộc kháng chiến của nước ta. Sau khi đất nước thống nhất, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam ra đời để thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế hàng không dân dụng và phục vụ quân sự.
List đầy đủ các sân bay ở Việt Nam
Tổng hợp các sân bay quốc tế tại Việt Nam
Các sân bay ở Việt Nam đang được xây dựng để trở thành một thương cảng, một trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới. Cùng điểm qua danh sách 12 sân bay quốc tế ở nước ta hiện nay.
Sân bay Quốc tế Nội Bài (HAN)
Một trong các sân bay ở Việt Nam lớn nhất hiện nay đó chính là Sân bay Quốc tế Nội Bài. Đây là sân bay của Thủ đô Hà Nội, có vị trí kinh tế, chính trị, địa lý hết sức quan trọng. Vì thế chúng được xây dựng với quy mô lớn, kết hợp giữa đường bay dân dụng và hoạt động bay quân sự, tiếp nhận các chuyến bay 24/24 giờ.
Hiện nay ở nước ta đang có 5 hãng hàng không nội địa là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vietravel Airlines khai thác đường bay ở cảng hàng không này. Vì thế bạn có thể bay đến hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước (trừ Hải Phòng và Vân Đồn), và các chuyến bay quốc tế sang các châu lục khác.
Ngoài ra, hơn 22 hãng hàng không quốc tế từ nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan,… đều đang khai thác nhiều chuyến bay mỗi ngày tại đây.
Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN)
Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là đơn vị thành viên, trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Trong các sân bay ở việt nam thì đây là sân bay tiếp nhận lượng khách hàng lớn nhất, với dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến, hệ thống trang thiết bị đảm bảo phục vụ bay được đầu tư đồng bộ, đủ năng lực phục vụ 28 triệu khách/ năm.
Đây cũng là cảng sân bay dành cho hàng không dân dụng và quân sự, với 605.95 ha cho hàng không dân dụng và 894.05 ha cho hàng không quân sự (tổng diện tích là 1,500 ha)
Theo các thống kê mới nhất, sân bay tiếp đón tổng cộng hơn 50 triệu lượt khách, vượt quá công suất tối đa nên Chính phủ đã có kế hoạch xây dựng thêm cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho các hành khách.
Sân bay Quốc tế Đà Nẵng (DAD)
Sân bay trực thuộc tại thành phố Đà Nẵng với 861 ha, 2 đường băng và 1 hệ thống đường lộ hoàn chỉnh, bãi đỗ ô tô và khu khuôn viên nhà ga. Đây là sân bay nội địa và quốc tế được thiết kế để phục vụ cho 10 triệu hành khách trên năm. Sân bay khai thác 16 đường bay trong nước với các chuyến bay đến các tỉnh thành lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Hải Phòng. Ngoài ra cũng có 25 đường bay thẳng quốc tế.
Sân bay Quốc tế Cát Bi (HPH)
Sân bay Cát Bi nằm ở quận Hải An, thành phố Hải Phòng là một cảng hàng không quốc tế dân dụng kết hợp với quân sự. Sân bay được thiết kế để khai thác phục vụ hành khách trong nước và quốc tế với mô hình nhà ga hai cao trình đi và đến tách biệt. Ngoài phục vụ các chuyến bay nội địa thì bạn cũng có thể bay từ Hải Phòng tới Bangkok (Thái Lan), Incheon (Hàn Quốc), Trung Quốc.. từ sân bay Cát Bi.
Được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân vùng Duyên hải Bắc Bộ, đây còn là cảng hàng không dự bị sân bay quốc tế Nội Bài. Vì thế so với các sân bay ở việt nam, sân bay Cát Bi có vai trò quan trọng trong chiến lược đảm bảo an ninh quốc phòng.
Sân bay Quốc tế Vinh (VII)
Sân bay Quốc tế Vinh nằm ở huyện Nghi Liên, thành phố Vinh, Nghệ An. Được xây dựng để phục vụ khoảng 3 triệu khách hàng một năm. Từ Vinh bạn có thể bay đi các tỉnh thành trong nước, không có chuyến bay nước ngoài.
Sân bay Quốc tế Phú Bài (HUI)
Trong các sân bay ở Việt Nam, cảng hàng không Phú Bài xếp thứ 5 về số lượng khách. Là một trong những sân bay quan trọng, Phú Bài đang được đầu tư xây dựng để tiến đến mục tiêu phục vụ 5 triệu lượt khách mỗi năm. Sân bay khai thác tất các đường bay trong nước, và từ đây bạn cũng có thể bay sang các nước trong khu vực ĐNA như Lào, Thái Lan,…
Sân bay quốc tế Cam Ranh
Sân bay quốc tế Cam Ranh nằm ở đường Nguyễn Tất Thành, Cam Hải Đông, Tp. Cam Ranh, Khánh Hòa. Tính đến hiện nay thì sân bay dự kiến có thể phục vụ khoảng 10 triệu lượt khách/năm, chủ yếu là khách từ tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh thuộc Nam Trung Bộ như Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận… Vì thế đây là sân bay đứng thứ 4 về quy mô khách hàng.
Đây là sân bay duy nhất trong các sân bay ở Việt Nam có số lượng khách quốc tế cao hơn khách nội địa, với lượng khách quốc tế chiếm đến 70% khách hàng phục vụ.
Sân bay Quốc tế Liên Khương (DLI)
Cảng hàng không Liên Khương thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Sân bay phục vụ hành khách ở Lâm Đồng cũng như của cả khu vực Phía Nam Tây Nguyên, là sân bay lớn nhất vùng Tây Nguyên.
Liên Khương thuộc top 5 sân bay làm ra lợi nhuận cao nhất trong các sân bay ở Việt Nam. Ngoài khai thác các đường bay trong nước thì dự kiến cảng hàng không này sẽ mở thêm các đường bay quốc tế như Singapore, Hàn (hoạt động mùa đánh gôn), Malaysia, Campuchia, Lào.
Sân bay Quốc tế Phù Cát (UIH)
Sân bay Phù Cát là sân bay lưỡng dụng nằm tỉnh Bình Định, với lượng khách hơn 2 triệu mỗi năm. Đây còn là nơi huấn luyện quân sự và là được sử dụng làm căn cứ của Trung đoàn không quân 925 thuộc Sư đoàn không quân 372. Sân bay khai thác các đường bay nội địa, mỗi năm phục vụ khoảng 1-2 triệu lượt khách.
Sân bay Quốc tế Cần Thơ (VCA)
Sân bay quốc tế Cần Thơ nằm tại phường Trà An và phường Thới An Đông, quận Bình Thủy – Thành phố Cần Thơ. Đây là sân bay lớn thuộc khu vực phía tây nam bộ, chuyên phục vụ các khách hàng xung quanh khu vực các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Sân bay có đường bay đến các tỉnh thành của nước ta, đặc biệt cũng đã có 2 đường bay quốc tế tới Hàn Quốc và Đài Loan.
Sân bay Quốc tế Phú Quốc (PQC)
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, là một sân bay mới được xây dựng vào cuối năm 2012, là sân bay quốc tế thứ 3 được xây dựng tại miền Nam Việt Nam
Sân bay Quốc tế Phú Quốc nằm trên huyện Dương Tơ trên đảo Phú Quốc. Đây là sân bay có quy mô lớn, phục vụ hơn 4 triệu hành khách/năm. Hiện nay sân bay khai thác đủ các đường bay trong nước và quốc tế với hơn 20 hãng máy bay đang hoạt động.
Sân bay Quốc tế Vân Đồn (VDO)
Sân bay ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam, thuộc tập đoàn Sun Group. Cảng hàng không này đóng vai trò là sân bay dự bị đầy đủ giúp giảm tải lượng khách cho Sân bay Quốc tế Nội Bài.
2.2. Sân bay nội địa tại Việt Nam
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế nước nhà, hiện nay nước ta cũng đã thi công và phát triển được 11 sân bay hàng không nội địa. Đây là bước ngoặt quan trọng của sự phát triển hệ thống giao thông tại các địa bàn trong cả nước.
Sân bay Điện Biên Phủ (DIN)
Sân bay Điện Biên là tên mới sau khi sân bay Mường Thanh cũ được cải tạo và nâng cấp để trở thành sân bay dân dụng, và phục vụ cho các chuyến bay quân sự. HIện nay đã được nâng cấp trở thành sân bay dân dụng. Theo thống kê năm 2020 thì sân bay đã phục vụ được hơn 100.000 lượt hành khách, chủ yếu là khách du lịch và chuyến bay quân sự.
Hiện nay, Công ty VASCO trực thuộc hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VietNam Airlines) đang tập trung khai thác đường bay từ Điện Biên đến Hà Nội với tần suất 4 lần chuyến/ngày.
Sân bay Đồng Hới (VDH)
Sân bay được xây dựng từ năm 1930, đến nay đã được cải tạo thành cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự, với tổng diện tích là 4.282m2. Sân bay thu hút hơn 500.000 hành khách/năm nhờ vào vị trí địa lý đắc địa, với nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên đặc biệt hấp dẫn khách du lịch. Sân bay chuyên phục vụ các chuyến bay Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và đang có kế hoạch nâng cấp thành sân bay quốc tế.
Sân bay Chu Lai (VCL)
Sân bay Chu Lai nằm ở tỉnh Quảng Nam. Trong số các sân bay ở Việt Nam, sân bay Chu Lai có diện tích lớn nhất với hơn 3000 ha. Cũng giống như đa số các sân bay nội địa khác, ở đây có hai đường bay chính đến Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh của hãng Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và VietJet Air.
Sân bay Tuy Hòa (TBB)
Sân bay Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên. Hiện nay có 3 hãng hàng không đang khai thác các đường bay đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ở sân bay này là Vietnam Airlines, Jetstar và Vietjet Air.
Sân bay Pleiku (PXU)
Sân bay Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai, Tây Nguyên. Sân bay Pleiku có các đường bay đến Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Hiện nay có thêm đường bay đến Hà Nội của hãng Bamboo Airway. Tuy là sân bay nhỏ nhưng tổng công suất đón khách của sân bay Pleiku lên đến 1 triệu lượt khách/năm. Theo thống kê trong năm 2020 thì sân bay đã đón hơn 800.000 lượt khách.
Sân bay Buôn Ma Thuột (BMV)
Sân bay thuộc địa phận xã Hòa Thắng, tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm Buôn Ma Thuột 8 km. Cảng hàng không Buôn Ma Thuột có công xuất phục vụ khoảng 1 triệu hành khách/năm. Sau khi được đưa vào sử dụng từ năm 2012, sân bay được thiết kế gồm một tầng trệt và một tầng lửng và đầu tư trang thiết bị hiện đại. Hiện nay sân bay có các đường bay đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vinh, Đà Nẵng và Hải Phòng.
Sân bay Rạch Giá (VKG)
Sân bay Rạch Giá nằm ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Sân bay có hai tầng với diện tích hơn 2.500m2, với hai đường bay của Vietnam Airlines đến Hồ Chí Minh và Phú Quốc.
Sân bay Cà Mau (CAH)
Sân bay Cà Mau là sân bay dân dụng hàng không cấp 3C và sân bay quân sự cấp 2, có đường cất hạ cánh dài 1.500 m. Hiện nay sân bay chỉ có một đường bay duy nhất đến thành phố Hồ Chí Minh của hãng hàng không Vasco.
Sân bay Côn Đảo (VCS)
Sân bay Côn Đảo là một sân bay nhỏ nằm ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tuy nhiên, sân bay này chỉ phục vụ các chuyến bay đến và đi từ thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Sân bay Phù Cát, Bình Định
Sân bay tọa lạc ở ngay huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, chủ yếu phục vụ khách hàng ở tỉnh Bình Định và Quy Nhơn. Hiện nay có 4 hãng hàng không nội địa đang hoạt động ở cảng hàng không này, trong đó Bamboo Airway có thêm đường bay đến Hải Phòng.
Sân bay Thọ Xuân (THD)
Từ cơ sở hạ tầng dành cho sân bay hỗn hợp quân sự- dân dụng của sân bay Sao Vàng trước đây, nước ta đã nâng cấp sân bay và đổi tên thành Cảng hàng không Thọ Xuân. Hiện nay sân bay đang có kế hoạch quy hoạch để phục vụ hàng không dân dụng kết hợp. Tại đây có các tuyến bay của Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Bamboo Airways và VietJet Air đến thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ…
Ngoài 23 sân bay dân dụng kể trên thì nước ta còn có thêm 14 sân bay phục vụ mục đích quân sự. Đây là những sân bay nằm những vị trí đắc địa, là nơi huấn luyện lực lượng phòng không không quân Việt Nam.