Chế độ dinh dưỡng phù hợp trog những năm đầu là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ cho trẻ sơ sinh. Cách phụ huynh cho con ăn còn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ khi lớn lên.
Từ khi sinh cho đến 4 hoặc 6 tháng tuổi
Trong khoảng thời gian này, sữa mẹ là nguồn thức ăn duy nhất của trẻ. Và xin nhắc lại, sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó có mọi dưỡng chất mà trẻ cần. Ngoài ra, nó còn chứa các yếu tố miễn dịch cơ bản, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trẻ, giảm nguy cơ viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, dị ứng và cả bệnh tiểu đường. Những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn cần được bổ xung vitamin D và chất sắt (Mời các bạn xem lại phần: “Nuôi con bằng sữa mẹ – điều tốt đẹp nhất cho con”).
Sữa công thức được làm từ sữa bò hiện vẫn là giải pháp thay thế cho sữa mẹ trong trường hợp người mẹ không thể hoặc không muốn nuôi con bằng sữa của chính mình. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại sữa công thức khác nhau và sự khác biệt giữa các thương hiệu sữa là không đáng kể. Trong sữa công thức, hàm lượng vitamin D và sắt là vừa đủ, nên trẻ sơ sinh bú sữa công thức không cần bổ xung 2 chất này.
Trường hợp trẻ dị ứng với đam sữa bò và không được bú mẹ, nên chọn cho trẻ loại sữa có công thức đặc biệt khác, không gây kích ứng (Lời khuyên dành cho bạn là không nên chọn loại chiết xuất từ đậu nành, bởi 50% các trẻ dị ứng đạm sữa bò cũng dị ứng với đạm trong đậu nành).
Trẻ nào dị ứng với đạm sữa bò thì chắc chắn cũng sẽ dị ứng với sữa công thức làm từ sữa dê.
Từ 6 – 12 tháng
Từ sáu tháng tuổi trở đi, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển đủ để tiêu hóa các loại thực phẩm mới. Phần đông các trẻ tuổi này đã tự mình ngồi vững, phản xạ lưỡi bẩm sinh nhằm đẩy chiếc muỗng cứng ra khỏi miệng cũng biến mất ở giai đoạn này, trẻ cũng trở nên tò mò hơn, thích thú hơn với các món ăn khác trong bữa ăn của gia định.
Việc tập cho trẻ thử món mới cần được thực hiện đều đặc. Cứ vài ngày bạn lại giới thiệu cho trẻ những món lạ, tránh cho trẻ thử một lúc 2 loại thực phẩm khác nhau. Mỗi lần một loại sẽ giúp trẻ dễ dàng làm quen với hương vị mới hơn, và nếu chẳng may trẻ dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, bạn cũng dễ tìm ra thủ phạm hơn.
Bạn hãy bắt đầu với các loại rau củ, quả nghiện nát như: Cà rốt, khoai tây, hoặc bí đỏ. Bạn có thể thêm cơm nát hoặc bắp nghiền vào phần thức ăn này. Dần dà, bạn sẽ trộn hỗn hợp thịt gà xay/thịt heo xay/thịt bò xay vào món súp hoặc món cháo cho trẻ ăn.
Khi trẻ được 8 tháng tuổi, khẩu phần hàng ngày của trẻ có thể bổ xung thêm hai bữa thức ăn đặc như trái cây nghiền, súp hỗn hợp hoặc bột ngũ cốc. Bạn hãy từ từ giảm bớt độ nhừ của thực phẩm, để trẻ làm quen dần với kết cấu khô và đặc. Trẻ cũng có thể nhấm nhấp các món ăn vặt như: thịt xay phô mai, một miếng bánh nhỏ hoặc một miếng thịt bò.
Từ 8 – 9 tháng, trẻ đã sẵn sàng nhai nuột các thực phẩm có độ dai, cứng nhiều hơn trước như thịt, cá xé nhỏ, rau củ nấu mềm, một mẩu trái cây, mì ống, nui. Bạn cũng có thể thêm trứng và các chế phẩm từ sữa như: Phô mai, sữa chưa vào chế độ ăn của trẻ ở độ tuổi này.