Dự án cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long có phạm vi xây dựng tự từ cầu cạn trên cao tốc Mai dịch đến Nam Thăng Long. Cây cầu này có tổng chiều dài 5.3km, được khởi công xây dựng vào tháng 1/ 2018 với tổng số vốn đầu tư là hơn 5.300 tỷ đồng. Hiện công trình đang đi vào hoàn thiện lắp dầm để sẵn sàng đưa vào sử dụng thực tế.
Cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long nằm trong dự án trọng điểm của chính phủ nhằm giải quyết triệt để tình trạng tắc nghẽn giao thông ở cửa ngõ phía Tây Bắc Thủ Đô. Toàn bộ dự án được chia thành các gói thầu nhỏ, do nhiều đơn vị làm chủ đầu tư. Bao gồm:
- Công ty TNHH Xây dựng Sumitomo Mitsui và Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4 – Chủ gói thầu số 1 (chịu trách nhiệm thi công khu vực Mai Dịch – Cổ Nhuế)
- Liên doanh nhà thầu Công ty TNHH Xây dựng TOKYU và Tập đoàn TAISEI – Chủ gói thầu 2 (chịu trách nhiệm thi công khu vực Cổ Nhuế – Nam Thăng Long)
- Ban quản lý dự án Nam Thăng Long – Bộ giao thông vận tải (chịu trách nhiệm thi công phần khớp nối với dự án vành đai 3).
Theo ghi nhận đến đầu tháng 4 năm 2020, dự án cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long ở khu vực Mai Dịch đến Nam Thăng Long ở gói thầu 1 và gói thầu 2 đã hoàn thành. Còn ở khu vực khớp nối vành đai 3 đã bước vào giai đoạn hoàn thiện lắp dầm.
Trong số 52 nhịp cầu cần lắp dầm, hiện chỉ còn 9 nhịp cầu đang gấp rút lắp những phiến dầm cuối cùng. Theo ý kiến của ông Phạm Anh Tú – Giám đốc hiện trường và người trực tiếp kiểm tra tiến độ dự án, thì dự kiến đến ngày 15/4, tất cả phiến dầm sẽ được lắp hoàn thiện trên cầu.
Để đảm bảo tối đa tiến độ dự án và chất lượng công trình, các nhà thầu đã quyết định cho nhân viên kết hợp tăng ca vào ban đêm. Mặc dù phải làm việc trong điều kiện khó khăn, nhưng chủ đầu tư vẫn đảm bảo tối đa nguồn lực chiếu sáng và máy móc, thiết bị cần thiết. Cũng như yêu cầu công nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn, để vừa kịp tiến độ, lại vẫn đảm bảo chất lượng thi công. Sau khi hoàn thiện công đoạn lắp dầm, toàn bộ bề mặt cầu sẽ được thi công đổ bản mặt và làm phần lan can. Theo ông Tú, dự kiến thời gian sớm nhất để công trình đi vào hoạt động là khoảng tháng 9 năm 2020.
Những phiến dầm trong dự án cầu cạn Mai Dịch được được đúc tại tỉnh Vĩnh Phúc, có hình chữ T với chiều dài 38m. Sau đó trải qua quãng đường 4.2km để vận chuyển về công trường thi công tại Hà Nội. Một phiến dầm gồm 5 tấm dầm, có tổng trọng lượng là 7 tấn. Thời gian trung bình để vận chuyển một phiến dầm là khoảng gần 3 giờ đồng hồ. Trong quá trình vận chuyển dầm dự án có sự tham gia của 20 người chuyên chở và có sự hỗ trợ của thanh tra giao thông. Nhằm đảm bảo kịp thời gian và sự an toàn cho người vận chuyển và các phương tiện xung quanh.
Dầm cầu sau khi được vận chuyển đến công trường xây dựng ở Hà Nội sẽ được lắp đặt bởi các kỹ sư xây dựng và đội ngũ công nhân thi công lành nghề. Để đảm bảo việc lắp đặt được diễn ra chính xác và đạt đủ yêu cầu. Trung bình quá trình lắp đặt 1 tấm dầm sẽ diễn ra từ 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Đòi hỏi sự tập trung cao độ và sự phối hợp nhịp nhàng từ các kỹ sư và công nhân tham gia lắp đặt.
Theo kết quả ghi nhận thực tế, đến ngày 7/4 nhiều đoạn cầu đã hoàn thiện lắp dầm đang bước sang giai đoạn đổ bê tông phần mặt và làm lan can, với sự tham gia của rất đông nhân viên kỹ thuật và công nhân. Họ chia thành từng nhóm nhỏ và đang gấp rút hoàn thiện phần việc của mình. Còn ở những đoạn cầu chưa được lắp dầm (chủ yếu là đường Phạm Văn Đồng) các máy cẩu lớn đang hoạt động hết công suất để đưa những tấm dầm cuối cùng lên đúng vị trí. Và ở phía trên, đội ngũ kỹ sư và công nhân cũng đang hết sức tập trung, phối hợp để có thể hoàn thành công trình trong thời gian nhanh nhất.
Mặc dù dịch bệnh Covit 19 diễn biến khó lường, gây ra nhiều khó khăn cho quá trình thi công dự án trên thực tế. Nhưng chủ đầu tư và đội ngũ kỹ sư, nhân viên trong dự án cầu Cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long vẫn đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công trình. Theo Bộ Giao thông vận tải, dự án này sẽ được thông xe và đưa vào hoạt động vào cuối tháng 12 năm 2020.