Đường Nguyễn Xiển – Xa La là một trong những tuyến đường huyết mạch quan trọng. Nhằm giảm tải được tình trạng ách tắc giao thông cho cao tốc Pháp Vân tại quận Hoàng Mai, quốc lộ 1 A. Có điểm đầu mở ra hướng lưu thông từ Vành đai 3 khu Nguyễn Xiển và điểm cuối nối với đường Phan Trọng Tuệ. Thuộc quận Hoàng Mai, đi qua quận Thanh Xuân, Thanh Trì. Đây là tuyến nối với đường 70 thuộc địa phận của quận Hà Đông.
Được biết, tuyến đường Nguyễn Xiển – Xa La có chiều dài tầm 2,5 km. Bao gồm cả hạng mục cầu vượt trực thông đường 70 dài khoảng 542 m. Mặt cắt ngang đường có chiều rộng 53,5m với 2 làn xe thô sơ có phạm vị rộng 7m. Không gian cho làn xe cơ giới rộng khoảng 11,25 m, dải phân cách ở giữa rộng 3 m và vỉa hè mỗi bên rộng tới 6m.
Dự án được khởi công xây dựng năm 2014, mức đầu tư được các chủ thầu dự kiến khoảng 1,475 tỷ đồng. Mặt cắt ngang rộng tầm 50m, được chia ra làm 2 làn xe và 2 làn đường. Có hai dải phân cách với dải ở trung tâm có chiều rộng lên tới hơn 1m được trồng cây xanh 2 tầng xanh ngát giúp giảm thiểu khói bụi . Đây là con đường được coi là kỳ vọng của việc mở cửa ngõ mới phía Tây Nam thủ đô Hà Nội.
Tuyến đường được thiết kế thành 10 làn xe, trong đó có 6 làn xe ô tô, 4 làn dành cho xe gắn máy và thô sơ. Vỉa hè rộng được thiết kế cho người đi bộ và có cả làn riêng dành cho người bị khuyết tật đi xe lăn.
Đường Nguyễn Xiển – Xa La là một phân đoạn của tuyến đường Tây Nam Hà Nội. Nó kết nối với tuyến đường cao tốc đi Pháp Vân – Cầu Giẽ đoạn Cầu Giẽ. Có các đoạn nối quan trọng trong tuyến đường này như Xa La – Nguyễn Xiển kết nối đường vành đai 3. Nút giao giữa Phúc La – Văn Phú kết nối vành đai 3,5. Ngoài ra, đường trục phía Tây Nam Hà Nội đi qua khu đô thị Thanh Hà nối vành đai 3,5 tại nút giao Phú La Văn Phú đến đường vành đai 4 và cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ. Các đoạn đường này hầu như đã được đưa vào hoạt động an toàn. Chỉ còn có đoạn cuối của tuyến này từ km 20 đến km 41+500 đã nối đường trục Tây Nam với Quốc lộ 1A đang được thi công tức tốc để có thể đưa vào sử dụng theo dự kiến vào năm 2020.. Đây đều là những điểm giao quan trọng, giúp giảm thiểu tình trạng giao thông và rút ngắn thời gian di chuyển đến các nơi cho người dân hơn.
Tuyến đường Nguyễn Xiển – Xa La được các chủ thầu thiết kế dự tính đi qua các khu đô thị dự án lớn. Nổi bật là đi qua KĐT cao cấp The Manor Central Park, khu đô thị Xa La, khu đô thị Kiến Hưng, dự án Chung cư Bea Sky. Theo thiết kế, khu vực này được xây dựng một cây cầu bắc qua ngã tư tránh việc ùn tắc. Tuy nhiên, do việc quy hoạch giải phóng mặt bằng chưa được thống nhất hoàn toàn với người dân. Vì thế, mà tiến độ xây dựng bị chậm hơn so với dự kiến đưa ra. Theo kế hoạch ước tính tuyến đường được hoàn thành trong 36 tháng, sau đó được UBND thành phố Hà Nội liên tục gia hạn.
Khi đường này được thông toàn bộ, không những chỉ có người dân ở quận Hoàng Mai, Hà Đông mà còn có cả người ở quận Thanh Xuân, Cầu Giấy có thể kết nối hoàn toàn đường cao tốc Bắc – Nam mà không cần phải đi qua nút giao Giải Phóng – Pháp Vân ách tắc. Không những thế, người dân đi từ quận Thanh Xuân, Hoàng Mai tới khu đô thị Thanh Hà – Mường Thanh trước khi mất 30 phút, thì hiện nay rút ngắn trong khoảng 10 phút là tới. Tuyến đường được mở, giao thông không còn ùn tắc như trước, nếu đi vào nội thành Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến thì quãng đường di chuyển chỉ còn có 4,5 km.
Không chỉ dừng lại ở đó, thông đường Nguyễn Xiển – Xa La có vị trí gần các trường học danh tiếng ở Hà Nội như: Trường chuyên cấp 3 Amsterdam, Đại học Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông, Học viện An ninh, Đại học Kiến trúc, Đại học Hà Nội…Và gần nhiều bệnh viện lớn trên địa bàn đó như: Bệnh viện Hà Đông, Học viện Y học cổ truyền Việt Nam, Bệnh viện K, Bệnh viện Xây dựng, Bệnh viện Quân đội 103…
Do việc giải thể mặt bằng chậm, nên điểm cuối dự án nối đường 70 vẫn còn ngổn ngang nguyên vật liệu. Sau khi hoàn thành nốt đoạn đường này, không chỉ giải quyết được vấn đề giao thông mà còn thúc đẩy sự phát triển an sinh xã hội ổn định và phát triển khu vực phí Tây Nam Hà Nội. Theo thông tin quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND Hà Nội sẽ chính thức công nhận phía Tây Nam thủ đô thành một trung tâm kinh tế trọng điểm mạnh của thành phố.