Có những loại sơn xe ô tô nào? Sử dụng loại sơn nào thì tốt?

Hiện nay nhu cầu sơn xe hơi, làm mới lại lớp sơn xe ô tô hay đổi màu sơn cho chiếc xế hộp của mình ngày càng nhiều. Do quá trình sơn xe bao gồm nhiều công đoạn khá công phu với nhiều phân lớp, nên bạn hãy tìm hiểu về sơn xe ô tô để có thêm nhiều kiến thức nhé.

Tác dụng của sơn xe ô tô?

sơn xe ô tô
Sơn xe ô tô mang lại bộ áo mới thẩm mỹ hơn

Sơn xe ô tô vốn rất nhạy cảm, rất dễ bị tổn hại trong quá trình sử dụng. Vì thế sơn xe ô tô 

sẽ giúp khắc phục các vết trầy xước nhỏ, nhẹ… Còn với những trường hợp xe ô tô có diện tích xước nặng và phân bố nhiều vị trí thì cần sơn lại toàn bộ xe.

Những công dụng của sơn xe ô tô: 

  • Khi bạn đã sử dụng xe nhiều năm khiến lớp sơn bị bạc màu, bong tróc vì thế bạn muốn đổi màu sơn mới cho xe.
  • Khắc phục tình trạng sơn xe bị phai màu, bạc màu, nứt nẻ, thậm chí bong tróc… và mang lại một diện mạo mới thẩm mỹ và đẹp mắt hơn.
  • Bảng màu của các dòng sơn xe ô tô khá đa dạng và phong phú, giúp cho chủ nhân có thể lựa chọn những màu sơn yêu thích để trang trí cho ô tô của mình.
  • Sơn xe giúp dễ dàng lau chùi, vệ sinh, chống thấm nước, có độ phủ cao và chống rong rêu, nấm mốc.
  • Lớp sơn xe ô tô là một trong những yếu tố quan trọng nhất thể hiện diện mạo và “sức khỏe” chiếc xe của bạn.
  • Bảo vệ các bộ phận bên trong xe
  • Giúp tạo hiệu ứng độc đáo thì lớp sơn ngoài vỏ xe còn thêm vài lớp sơn nữa để tạo độ sâu và họa tiết 3D, hoặc hình ảnh theo ý chủ xe.

Những loại sơn xe ô tô đang được sử dụng phổ biến?

Hiện nay trên thị trường đang phát triển rất nhiều loại sơn khác nhau và vô cùng đa dạng, với mỗi loại sơn có công năng và cách sử dụng khác nhau. Cùng tìm hiểu những loại sơn xe ô tô đang được sử dụng phổ biến để bạn có thể cân nhắc và lựa chọn kỹ càng loại sơn phù hợp với xe của mình để tránh sử dụng sai cách. 

Sơn Acrylic Lacquer

sơn xe ô tô

Sơn Acrylic Lacquer phổ biến trên thế giới từ giữa thập niên 20 và 60 của thế kỷ XX. Cho đến thời điểm hiện tại, loại sơn xe ô tô này vẫn được nhiều ứng dụng nhiều vì giá thành phù hợp và cách thức sử dụng khá đơn giản. Ngoài ra chúng còn có nhiều lựa chọn màu bóng và bộ bền chắc cao, đây cũng là nguyên nhân hiện nay nhiều Garage ưa chuộng sử dụng cho những dòng xe thường, đặc biệt khi dùng với súng phun màu sẽ mang lại màu sắc độ bóng đẹp cho xe và khó trầy hơn. 

Tuy nhiên ở một số khu vực như châu Âu, việc sử dụng loại sơn xe này đã bị cấm do chúng có chứa nhiều chất độc hại. Chúng cũng chịu tia UV và các chất hóa học kém, nên tuổi thọ của sau khi sơn xong khá ngắn. 

Sơn Acrylic Enamel

sơn xe ô tô

Sơn Enamel là một loại sơn phủ có độ bóng cao được sử dụng rất nhiều trong sơn xe ô tô ở các garage. Sơn Enamel có thành phần chính là hỗn hợp bột màu phân tán nhựa Alkyd cùng dung môi và các chất phụ gia, thường được dùng như lớp sơn phủ.

Những ưu điểm của sơn Acrylic Enamel

Chất lượng sơn cho độ bền tốt hơn, từ đó đem lại hiệu quả sử dụng lâu hơn so với sơn Lacquer

Kỹ thuật phun sơn đơn giản, trước khi phun bạn nên dùng một lớp lót nilon để đảm bảo bề mặt sơn được phủ kín.

Tuy nhiên so với sơn Lacquer thì Enamel có độ bóng kém hơn, một số màu yêu cầu lớp phủ trong suốt và có giá thành cao hơn.

Đây là loại sơn gốc dầu nên có được độ bám dính tốt hơn so với những loại sơn gốc nước thông thường. 

Sơn Urethane

Sơn Urethane giúp tạo nên một lớp chống gỉ tuyệt hảo trong hệ sơn hoàn chỉnh được dùng nhiều cho lót sơn xe ô tô. Chúng mang lại nhiều ưu điểm như:

Siêu bền vững và có tuổi thọ cao

Có khả năng chịu nhiệt độ cao, thích hợp để sơn bảo vệ khi xe trầy xước lớp sơn ở các bộ phận động cơ.

Tuổi thọ sử dụng lâu, giúp cho chiếc xe của bạn có vẻ ngoài sáng bóng hơn so với các loại sơn khác.

Vì những ưu điểm này nên sơn xe ô tô Urethane có giá thành cao. Ngoài ra sau khi pha sơn xong thì chúng cần được phun lên bề mặt xe nhanh chóng để tránh trường hợp chúng bị khô lại và không thể sử dụng gây hoang phí.

Sơn nước

Với sơn nước, phần lớn của dung môi được thay thế bằng nước, vì thế chúng chỉ chứa khoảng 100g/lit chất hữu cơ bay hơi (ít hơn 8 lần so với những loại sơn gốc dầu). Tỉ lệ dung môi thấp mang đến nhiều lợi ích sau như:

– Dễ pha chỉnh màu, màu ướt và màu khô không khác biệt.

– Không có mùi hôi, tạo môi trường làm việc tốt cho kỹ thuật viên.

– Giảm nguy cơ cháy nổ do dung môi gây ra.

– Thân thiện với môi trường và sức khỏe người lao động.

– Tăng tuổi thọ cho các vật dụng trong xưởng sửa chữa.

Tuy nhiên, sơn gốc nước cũng có điểm hạn chế là lâu khô hơn trong môi trường ẩm ướt, cần xì gió sau khi phun sơn nên bạn có thể cân đối khi sử dụng. 

Quy trình sơn xe ô tô tiêu chuẩn?

Thời gian sử dụng sơn xe ô tô thường tầm 5 năm, tùy thuộc vào từng điều kiện sử dụng xe khác nhau. Sau khi ngày ngày phải chịu nắng, mưa, khói bụi ô nhiễm từ môi trường, hóa chất, sơn xe sẽ bắt đầu xuống cấp như bạc màu, nứt nẻ nhẹ. Sau 10 năm, sơn xe thường xuống cấp nặng nề hơn như bị bong tróc. 

Vì thế bạn có thể cân nhắc sơn mới xe ô tô theo những bước quy chuẩn như:

B1: Kiểm tra và làm sạch bề mặt sơn xe

Ở công đoạn này người thợ  thường dùng máy mài lắp giấy ráp có độ sần thích hợp để loại bỏ lớp sơn cũ của những vùng cần sơn, giúp sơn lót và matit có thể bám dính tốt nhất. Riêng với những thân xe bị va chạm, tai nạn làm biến dạng sẽ tiến hành làm đồng ô tô để lấy lại diện mạo theo form chuẩn ban đầu của xe. Khi làm đồng ô tô thường dùng các kỹ thuật rút tôn, gò, nắn kéo… để phần thân vỏ bị móp méo, biến dạng trở về vị trí cũ.

B2: Khắc phục về mặt xe bị hư hại

Kiểm tra những bề mặt trầy xước trên xe và khắc phục nhanh

Ở công đoạn này, thợ sơn xe ô tô sẽ tiến hành phá mí và hạ mí bằng nhám p120-p180 tùy vào từng dòng xe và chất thép mà xe đang có. .Nếu có những vùng bị móp méo, vết lõm sâu sẽ  được gò lại bằng máy hàn rút tôn tạo bề mặt phẳng tương đối theo phom xe ban đầu của nhà sản xuất. Vệ sinh bề mặt sơn 1 lần nữa trước khi qua công đoạn mới.

B3: Sơn lót chống gỉ

Sơn xe ô tô có 3 lớp chính: lớp sơn phủ bóng ở trên, lớp sơn màu ở giữa và lớp sơn lót ở dưới cùng. Ngoài ra còn có lớp sơn chống gỉ. Nếu các tổn hại trên diện nhỏ chỉ nằm ở lớp sơn bóng thì có thể khắc phục bằng cách hiệu chỉnh, đánh bóng xe ô tô.

Sau khi hoàn tất công đoạn mài bốc sạch sơn cũ, tẩy gỉ cũng như làm đồng (nếu cần thiết) sẽ tiến hành sơn phủ lên thân vỏ xe một lớp sơn chống gỉ. Lớp sơn này có tác dụng chống ẩm, ngăn ngừa gỉ sét phá hủy từ bên trong. Khi lớp sơn chống rỉ khô sẽ dùng máy bọc giấy nhám để mài nhám mặt sơn, tăng độ bám dính cho lớp bả matit cũng như lớp sơn lót.

B4: Bả matit

Đánh bả matit xử lý các vết lõm nhỏ vì chúng có thể khó xử lý triệt để bằng các kỹ thuật làm đồng xe ô tô. Bả matit gồm các thành phần chủ yếu gồm nhựa, chất màu, dung môi sẽ giúp lấp đầy, tạo hình lại bề mặt theo form xe chuẩn.

Bước 5: Sơn lót

Lớp sơn lót có tác dụng che màu bả matit cũng như lớp sơn chính lên màu chuẩn xác, bóng đẹp hơn. Trước khi sơn, cần che chắn những vùng không sơn cẩn thận. Sau khi phun sơn lót hoàn tất sẽ tiến hành sấy khô sơn lót và dùng máy quỹ đạo đánh nhám sơn lót để tăng độ liên kết với lớp sơn chính.

Bước 6: Pha màu và phun sơn

Trước khi thực hiện phun lớp sơn màu, thợ sẽ pha sơn màu nhờ sự hỗ trợ của thiết bị pha màu sơn vi tính. Kỹ thuật pha màu sơn ô tô sẽ quyết định hơn 70% chất lượng màu sơn. Sau đó che chắn các vùng không sơn cẩn thận như trước khi sơn lót. Kỹ thuật phun sơn cũng vô cùng quan trọng vì chúng sẽ quyết định 20% – 30% chất lượng màu sơn. Sau khi phun sẽ tiến hành sấy sơn với thời gian và nhiệt độ sấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Bước 7:  Đánh bóng cho xe

Lớp sơn bóng cũng được thực hiện theo kỹ thuật phun tương tự khi phun sơn màu. Sau khi hoàn tất phun sơn bóng cũng tiến hành sấy khô với thời gian và nhiệt độ sấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật. 

Bước 8: Đánh bóng, kiểm tra

Đánh bóng cho xe là bước vô cùng quan trọng

Sau khi lớp sơn bóng khô hoàn toàn sẽ đến công đoạn đánh bóng. Việc này giúp sửa các lỗi sơn nếu có, tạo độ sáng bóng đều cho bề mặt sơn. Bạn có thể dùng cana để đánh bóng xe ô tô khi lớp sơn xe đã bị oxy hóa dẫn đến bong, tróc, xấu bề mặt xe. Hoặc là những lúc xe của bạn bị va chạm, dẫn đến những vết trầy xước, hay do ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như do thời tiết, bụi bẩn,…Các loại chất phủ này còn giúp tăng cường bảo vệ lớp sơn bóng cho xe, giảm tổn hại nếu bị trầy xước, giúp sơn xe bóng đẹp hơn.

Ngoài ra sau khi sơn xe ô tô, để giúp tăng cường độ sáng bóng và tuổi thọ sơn xe, người ta thường phủ nano hoặc phủ ceramic ô tô để tạo “hiệu ứng lá sen” chống bám nước, hạn chế bám dính các chất bẩn gây hại cho sơn xe. Cuối cùng kiểm tra lần cuối bằng các dụng cụ như đèn kiểm tra xước sơn xe, máy đo độ dày sơn xe…

Trên đây là những thông tin bổ ích về các loại sơn xe ô tô cũng như các lưu ý mà bạn cần nắm để tạo lớp áo hoàn hảo cho chiếc xe của bạn. Vì vậy, để đảm bảo độ bền cũng như tính thẩm mỹ tuyệt đối cho lớp vỏ xe, bạn nên liên hệ với các trung tâm chăm sóc, sơn sửa ô tô uy tín để giúp mang lại vẻ ngoài hoàn hảo nhất cho xe của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *