Mang thai 3 tuần tuổi và những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu

Khi đã mang thai được 3 tuần, thì có thể bạn đã bị mất kinh 1 tuần rồi, thậm chí có những thay đổi của cơ thể mà bạn có thể cảm nhận được khi em bé đang phát triển. Hoặc nếu chưa thấy có thay đổi nào đó, và bạn cũng chưa thử băng que thử thai thì cũng nên làm điều này khi đã 3 tuần mất kinh nhé. Thời gian để thử thai tốt nhất là vào buổi sáng, dùng nước tiểu vào lúc này sẽ cho kết quả chính xác nhất vì nồng độ hormone HCG sẽ ở mức cao nhất.

Một số chị em phụ nữ không biết mình mang thai cho đến khi có những dấu hiệu ốm nghén nặng. Nếu chị em đi khám thai sớm và biết mình mang thai sớm, em bé và sức khỏe của bà mẹ sẽ được chăm sóc tốt hơn, các bác sĩ sẽ có thể dự tính ngày sinh của bạn nữa.

Thông thường, các dấu hiệu mang thai phổ biến trong 3 tuần đầu sẽ là buồn nôn, đi tiểu thường xuyên. Một số người không thể gọi tên cảm giác cũng như những thay đổi của cơ thể, chỉ là thấy có gì đó khác khác. Người chồng có thể nhận thấy bạn nhạy cảm hơn và thất thường hơn trước, mặc dù bạn không có gì thay đổi nhiều. Tuy nhiên, nếu để ý bạn có thể thấy những dấu hiệu và thay đổi dưới đây để cảm nhận rõ hơn sự xuất hiện của em bé trong bụng nhé!

dấu hiệu mang thai phổ biến trong 3 tuần đầu sẽ là buồn nôn

  • Bạn sẽ thấy buồn nôn, đặc biệt là vào buối sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ăn. Đôi khi, bạn sẽ có cảm giác buồn nôn cả ngày nữa.
  • Cảm giác sức khỏe xuống cấp trầm trọng, đau đầu, quay cuồng và muốn nghỉ ngơi nhiều hơn. Cảm giác này sẽ nặng hơn nếu bạn bị thiếu máu và đã lâu không nạp năng lượng vào cơ thể.
  • Khứu giác của bạn trở nên rất nhạy cảm, với những mùi trước đó bạn cảm thấy thích thì giờ nếu ngửi có thể bạn sẽ thấy buồn nôn. Những thứ nặng mùi như nước hoa, khói xe, mùi cơ thể của người khác có thể làm cho bạn nôn ọe ngay lập tức.
  • Bạn có thể cảm thấy căng và khó chịu ở bụng , gần giống như cảm giác đau bụng kinh. Nhưng nguyên nhân của hiện tượng này là do sự cương lên ở vùng chậu và sự gia tăng lượng máu cung cấp đến tử cung nuôi em bé.
  • Nhau thai và túi ối đang được hình thành sau khi thụ tinh. Nhưng bộ phận này giúp bảo vệ thai nhi và cung cấp dinh dưỡng nuôi thai nhi cho đến lúc chào đời. Tất cả mọi thứ đều diễn ra trong tử cung của bạn và đó là lý do khiến bạn cảm thấy căng và đầy bụng.
  • Bạn có thể cảm thấy nặng nề và nhạy cảm hơn ở ngực khi mang thai tuần thứ 3.

Những thay đổi về cảm xúc

Thời điểm được 3 tháng, bạn sẽ dễ súc động hơn và mau nước mắt hơn. Bạn cảm thấy cùng một lúc có nhiều cảm xúc lẫn lộn, hồi hộp, vui sướng, lo lắng, tội lỗi. Chắc chắn nó là những tuần lễ đầy cảm xúc đặc biệt là khi bạn có kế hoạch sinh em bé, và giờ thì phát hiện ra mình đã có thai.

Bạn muốn đến thăm một người phụ nữ khác đang mang bầu hoặc đã mang bầu trước đó để được tư vấn về tất cả mọi thừ.Từ những thay đổi của cơ thể, dinh dưỡng, cách chăm sóc em bé trong bụng mẹ, những dấu hiệu bất thường….

Ngoài ra, có thể bạn sẽ thấy lo lắng cho sức khỏe của em bé cũng như của chính mình, bởi khi mang thai lần đầu tiên, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm với bạn. Thậm chí có thể lo lắng về việc chồng bạn cảm thấy thế nào, hay việc mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ vợ chồng của bạn.

Dấu hiệu mang thai phổ biến trong 3 tuần đầu

Những thay đổi của em bé trong bụng

Khi được 3 tuần tuổi, phôi thai nhỏ cỡ một hạt cam hay đầu ngón tay, và có thể nhìn thấy trên màn hình siêu âm. Những thứ như quả tim thô sơ đã hình thành và có nhịp đập để đưa máu lưu thông đi khắp cơ thể.  Mặc dù trái tim lúc này trông không giống như một quả tim hoàn chỉnh với 4 ngăn, nhưng các ống tuýp hiện tại quả thật là đang thực hiện một công việc hoàn hảo. Ngoài ra, các bộ phận khác như não bộ và tủy sống đang hình thành dần dần.

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 3

Mỗi ngày, bạn hãy nhớ uống vitamin bổ sung cho thai kỳ, bởi tuần thứ 3 là tuần mà não bộ và các bộ phận thần kinh của bé đang hình thành.

Không dùng các thành phần thuốc ngoài đơn thuốc mà bác sĩ kê đơn bởi một số loại thuốc có hại cho sự phát triển của phôi thai.

Cố gắng nghỉ ngơi và thư giãn hết mức có thể. Bởi bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi vào giai đoạn này khi cơ thể chưa kịp thích nghi với những thay đổi để đón em bé đang lớn dần trong bụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *