Thẻ căn cước là gì? Nên làm thẻ căn cước ở đâu?

Thẻ căn cước là một phần hoặc một loại của giấy tờ tùy thân mà ai cũng cần có. Chúng được sử dụng để xác minh các thông tin, chi tiết của bản thân. Nếu bạn đang muốn hiểu rõ hơn về loại thẻ này là gì và nên làm ở đâu thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

Thẻ căn cước là gì? Có những loại thẻ căn nước nào ở Việt Nam?

Thẻ căn cước là gì?

làm thẻ căn cước ở đâu

Thẻ căn cước là thẻ được sử dụng để thay thế cho chứng minh nhân dân. Thẻ căn cước hiển thị những thông tin và đặc điểm nhận dạng cơ bản của công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên. Mỗi công dân phải có một thẻ căn cước riêng để bộ công an dễ dàng quản lý và kiểm soát.

Thẻ căn cước sẽ có đầy đủ các thông tin cơ bản về gốc tích, dân tộc, đặc điểm để nhận dạng và đủ để phân biệt từng cá nhân với mọi người trong xã hội.

Bạn có thể hiểu đơn giản thẻ căn cước công dân (CCCD) là chứng minh thư thế hệ mới. Trước đây, chứng minh nhân dân thường được làm bằng giấy. Nên trong quá trình sử dụng dễ bị nhàu và hỏng hóc, mờ chữ gây khó khăn trong việc nhận dạng và xác nhận thông tin.

Để khắc phục tình trạng này, nhà nước Việt Nam đã cho ra đời thẻ CCCD. Loại thẻ này được làm từ chất liệu nhựa dẻo là loại phôi thẻ từ. Thẻ CCCD cũng giống như thẻ ATM của các ngân hàng hiện nay. Nếu so sánh có thể thấy thẻ CCCD có thể thấy thẻ có độ bền bỉ cao và tiện lợi hơn nhiều so với chứng minh nhân dân.

Công dụng của thẻ căn cước công dân

Thẻ CCCD có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân. Thẻ được sử dụng để chứng minh, nhận diện, xác định danh tính công dân của người được cấp thẻ.

Khi có thẻ CCCD bạn có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch trên cả nước đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau. 

Ngoài ra, loại thẻ này còn được sử dụng thay thế cho hộ chiếu khi đi ra nước ngoài. (Điều này sẽ áp dụng trong trường hợp Việt Nam và các nước đã có sự ký kết cho phép sử dụng thẻ CCCD thay thế cho hộ chiếu). Do đó, khi bạn có thẻ CCCD có thể thực hiện các chuyến bay hoặc xuất cảnh ra nước ngoài rất thuận tiện.

Hình dáng, kích thước

thẻ căn cước công dân làm ở đâu
Thẻ căn cước có hình dáng nhỏ gọn hơn

Hình dáng và kích thước của thẻ CCCD đã được quy định tại khoản 1 điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA như sau:

Thẻ căn cước công dân có hình chữ nhật, bốn góc của thẻ được cắt tròn.

Chiều dài của thẻ căn cước công dân là 85,6mm, chiều rộng là 53,98mm và độ dày là 0,76mm.

Có những thẻ căn nước nào đang được lưu hành tại Việt Nam?

Ngoài thẻ căn cước dạng giấy, hiện nay tại Việt Nam còn có thể thẻ căn cước gắn chip.

Thẻ căn cước gắn chip

thẻ căn cước gắn chip có ưu điểm gì? Làm thẻ căn cước công dân gắn chip ở đâu

Thẻ căn cước gắn chip hay còn được gọi là thẻ căn cước điện tử. Đây là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép lưu trữ nhiều thông tin của công dân như bằng lái, bảo hiểm…

Thẻ căn cước gắn chip giúp nhận diện, xác định danh tính của công dân. Đây cũng là chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia hiện nay.

Thẻ căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu điểm nổi bật so với chứng minh thư nhân dân cũ như:

  • Lưu trữ nhiều thông tin của cá nhân trong thẻ. Hiện nay thẻ căn cước gắn chip đã được tích hợp nhiều thông tin từ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho đến bằng lái xe… Nhờ vậy, công dân chỉ cần có thẻ căn cước gắn chip là có thể thực hiện được các giao dịch yêu cầu phải có nhiều giấy tờ.
  • Căn cước gắn chip có độ bảo mật cao. Chỉ có chủ thẻ mới có thể sử dụng được. Vì vậy, nếu trong trường hợp bị mất cũng không gặp phải bất cứ rủi ro nào.
  • Sử dụng thẻ căn cước gắn chip sẽ giúp cho bạn tiết kiệm chi phí cho việc công chứng các loại giấy tờ khi thực hiện bất cứ một loại giao dịch nào đó.
  • Phòng tránh được việc giả mạo giấy tờ cũng là một trong những ưu điểm nổi bật mà loại thẻ này đang sở hữu.
  • Ngoài ra, thẻ căn cước công dân còn cho phép tích hợp nhiều các ứng dụng khác như: Xác thực sinh trắc học, chữ ký số…

Thẻ căn cước công dân (thẻ chứng minh thư) dạng giấy cũ

Chứng minh thư dạng cũ – làm cmnd ở đâu

Chứng minh thư nhân dân dạng giấy cũ đã và đang được dần thay thế sang căn cước công dân gắn chip. Nếu như so sánh giữa 2 loại thẻ với nhau thì chứng minh thư nhân dân có rất nhiều nhược điểm cần phải khắc phục như:

  • Dễ bị mất thông tin in trên thẻ: Chứng minh thư nhân dân cũ được làm từ chất liệu giấy. Vì vậy, trong quá trình sử dụng khó tránh khỏi tình trạng bị hư hỏng. Các thông tin trên thẻ có thể bị mờ, nhòe gây khó khăn trong việc xác định thông tin, hình ảnh của công dân.
  • Độ bền kém: Do làm từ chất liệu giấy nên CMND có độ bền kém. Nếu như bạn sử dụng không cẩn thận có thể khiến cho thẻ bị nhàu nát. Thậm chí ảnh chụp còn bị bong ra, chữ nhòe mờ khó nhìn.
  • Lưu trữ ít thông tin: Chứng minh thư nhân dân lưu trữ được ít thông tin. Chỉ có các thông tin cơ bản như: Số CMND, họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán… Không được tích hợp thêm nhiều thông tin khác giống như thẻ căn cước gắn chip.

Làm thẻ căn cước công dân ở đâu? Cần lưu ý điều gì khi làm?

Làm thẻ căn cước công dân gắn chip mang đến nhiều tiện ích cho người sử dụng. Chỉ cần 1 thẻ nhưng chúng ta có thể sử dụng thay thế cho nhiều loại giấy tờ khác nhau.

Làm thẻ căn cước công dân ở đâu?

Có thể thấy, việc làm thẻ căn cước gắn chip là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn làm thẻ căn cước công dân ở đâu? 

Căn cứ vào điều 26, Luật căn cước công dân, thì công dân Việt Nam có thể tiến hành làm thẻ CCCD ở một trong những địa điểm dưới đây:

  • Tại cơ quan quản lý CCCD của Bộ Công An.
  • Tại cơ quan quản lý CCCD của công an tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.
  • Tại cơ quan quản lý CCCD của công an Huyện, thị xã, thuộc tỉnh và hành chính trung ương.
  • Tại cơ quan quản lý CCCD có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ CCCD cho công dân như: Xã, phường, thị trán, cơ quan, đơn vị trong những trường hợp cần thiết.

Những điều cần lưu ý khi làm thẻ căn cước bạn nên biết

Khi làm thẻ căn cước bạn cần lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: Sổ hộ khẩu, CMND, CCCD cũ.
  • Nếu như có thông tin thay đổi và chưa kịp cập nhật trên hệ thống dữ liệu quốc gia thì bạn cần phải mang thêm giấy tờ thể hiện sự thay đổi.
  • Viết đúng tờ khai khi làm căn cước.
  • Không được tự ý thêm hoặc sửa thông tin trong sổ hộ khẩu trước khi làm căn cước công dân.
  • Sau lần cấp thẻ đầu tiên, công dân phải đổi khi đủ 25, 40 và 60 tuổi. Trên 60 tuổi không cần phải đổi nữa.
  • Nếu như bạn chưa được cấp CMND thì làm thủ tục cấp tại CA huyện hoặc tỉnh nơi mình thường trú.
  • Nếu như đã cấp CMND nhưng chưa được cấp CCCD thì làm tại CA huyện thường trú hoặc cấp tại CA tỉnh ở bất cứ tỉnh thành nào.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thẻ căn cước. Hy vọng, thông qua bài viết này bạn đã biết được nơi làm thẻ và lưu ý một số điều để quá trình thực hiện diễn ra nhanh nhất. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này cần được giải đáp vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *