Cùng chào con tìm hiểu lịch sử của việc tiêm chủng ngừa

Trẻ em dưới hai tuổi cần ít nhất 22 mũi tiêm chủng ngừa trong cuộc đời,. Viêc này đảm bảo sự chuẩn bị sẵn sàng chống chọi với 18 căn bệnh khác nhau (kể cả nhiễm virus lẫn nhiễm khuẩn). Vậy lịch sử của việc tiêm chủng ngừa có từ bao giờ, lợi ích của nó là gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài này nhé!

Có thế bạn sẽ thắc mắc: Tại sao lại bắt con chịu đau nhiếu lần đến thế? Tiêm cả thảy 22 lần, đưa đủ loại vi trùng, hóa chất vào người, còn chưa kể phản ứng phụ có thể xảy ra. Có người sẽ nghĩ: các bác sĩ trên khắp thế giới không biết nghĩ gì mà bắt trẻ con phải chịu đau từ lúc bé tí như vậy? Bác sĩ nhi khoa có nhiệm vụ bảo vệ trẻ em, sao lại nỡ làm đau chúng? Nhà nước, nhà trường còn đưa cả tiêm chủng vào chương trình chăm sóc sức khỏe bắt buộc trên toàn quốc nữa chứ!

Cùng chào con tìm hiểu lịch sử của việc tiêm chủng ngừa

Câu trả lời rất đơn giản: chúng tôi phải làm vì nếu không, hậu quả sẽ tồi tệ hơn những vết kim tiêm dưới năm tuổi trên toàn thế giới đã chết vì những căn bệnh lẽ ra có thể phòng ngừa nhờ tiêm chủng. Còn nhớ năm 2014, một đợt bùng phát sởi trên toàn Việt Nam khiến hàng ngàn trẻ em nhiễm bệnh và hàng trăm trẻ đã tử vong, nguyên nhân vì các em chưa bao giờ được tiêm chủng.

Thông tin dưới đây được trích từ trang web của CDC (Trung tầm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh) www.cdc.gov và WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) www.who.int.

Lịch sử của việc tiêm chủng

Tiêm chủng là để cho hệ miễn dịch của cơ thể tiếp xúc với chế phẩm vô hại của tác nhân gây bệnh (virus hoặc vi khuẩn) nhằm kích thích cơ thể tạo ra kháng thể phù hợp với từng loại bệnh, nhờ đó hệ miễn dịch được diễn tập và sẵn sàng để đối phó với tác nhân gây bệnh thật sự khi chúng xâm nhập cơ thể chúng ta.

Lịch sử của việc tiêm chủng

Thuốc tiêm chủng đầu tiên được ghi nhận tại Trung Quốc cách đây khoảng 2.500 năm. Các thầy thuốc Trung Hoa đã biết cách chọc thủng một vết nhiễm trùng trên da của bệnh nhân đậu mùa, rồi dùng chính chiếc kim đó đâm vào da của một người đang khỏe mạnh để giúp người khỏe mạnh khảng được bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, phương pháp này rõ ràng không mang lại kết quả như mong muốn trong mọi trường hợp, một số người đang mạnh khỏe bỗng dưng phát bệnh.

Khoảng thế kỷ XVIII, người dân Anh phải hứng chịu đại dịch đậu mùa nghiêm trọng chưa từng có. Y bác sĩ để ý thấy các phụ nữ làm nghề vắt sữa bò và từng bị nhiễm đậu mùa do bò lây sang người hoàn toàn miễn nhiễm với dịch đậu mùa lấn ấy. Năm 1796, bác sĩ Edward Jenner quyết định “tiêm chủng” cho James Phipps — một bé trai tám tuổi — bằng chế phẩm từ virus đậu mùa bò, kết quả cho thấy cậu bé miễn nhiễm với đậu mùa ở người. Tính đến năm 1800, khoảng 100.000 người được chủng ngừa bằng phương pháp ấy. Về sau bác sĩ Louis Pasteur dựa trên phương pháp của bác sĩ Jenner để phát minh ra thuốc chủng ngừa dịch tả, bệnh than và bệnh dại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *