Trong tuần đầu tiên, chị em sẽ có những dấu hiệu mang thai như: chóng mặt, xúc động, buồn nôn,… đây là những dấu hiệu thường thấy nhất ở phụ nữ mang thai. Nhưng để biết chắc chắn, chị em nên đi khám bác sĩ để xác nhận và được tư vấn các kiến thức cơ bản chăm sóc sức khỏe của bản thân và em bé tốt nhất. Mặc dù mỗi người đều có thể trạng và dấu hiệu mang thai khác nhau nhưng có một dấu hiệu đặc biệt đó là chậm hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt. Để có kế hoạch chăm sóc em bé trong bụng và sức khỏe tốt nhất, hãy chú ý đến những dấu hiệu mang thai trong tuần đầu tiên dưới đây!
Mất kinh đột biến
Đây được coi là một trong những dấu hiệu mang thai đầu tiên sau một tuần thụ thai. Nhưng nếu trước đó, kinh kỳ của bạn không đều thì điều này cũng không thể coi là một dấu hiệu được. Bởi, khi làm việc căng thẳng, mệt mỏi, thay đổi môi trường sống và các yếu tố khác cũng làm chị em thay đổi thời gian kinh nguyệt. Ngoài ra, khi đã thụ thai, trong tuần đầu tiên, bạn sẽ có một chút máu dính ở đáy quần chip. Máu này khác hoàn toàn với máu kinh, xuất hiện rải rác. Đây là hiện tường hết sức bình thường, chị em không nên lo lắng quá.
Chảy máu dưới da
Chảy máu dưới da là một trong những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên. Khoảng 6 – 12 ngày sau khi thụ thai, bào thai sẽ tự cấy vào thành dạ con. Một số người sẽ bị chuột rút, hoặc những đốm máu nhỏ dưới da. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác khiến bạn chảy máu đó là: có kinh nguyệt thật sự, kinh nguyệt thay đổi, thay đổi về thuốc tránh thai, đang mắc bệnh hoặc trầy da trong khi giao hợp.
Chóng mặt, buồn nôn
Tuần đầu khi mang thai, chị em sẽ thường cảm thấy bị chóng mặt, đặc biệt là khi gắng sức làm gì đó mất nhiều sức. Ngoài ra, còn có cảm giác buồn nôn hoặc nôn khi thấy hoặc ngửi thấy mùi các loại đồ ăn đồ uống có mùi đặc biệt như: rượu, cà phê, thuốc lá, cá… và thèm ăn đồ chua, ngọt,… Một số chị em thể trạng yếu sẽ có cảm giác như mình bị ốm. Những hiện tượng này sẽ xuất hiện sau khi thụ thai 1 tuần hoặc vài tuần.
Đi tiểu thường xuyên hơn dù không uống nhiều nước
Khi mang thai, tử cung bị phình ra, chèn ép vào bàng quan khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều.Triệu chứng này thường bắt đầu sớm sau 1 tuần khi thụ thai và ngày càng nặng thêm khi thai nhi càng lớn.
Ngực có những dấu hiệu thay đổi nhỏ
Những thay đổi nhỏ ở bầu ngực sẽ khiến chị em khó chịu và nhận biết được rằng, đó là dấu hiệu mang thai. Chẳng hạn như: cảm giác căng hai đầu vú, vú nhạy cảm hơn, đau khi đụng chạm. 2 tuần sau khi thụ thai, vú và núm vú bắt đầu to ra, và sẫm màu lại. Nguyên nhân là do sự gia tăng các hormon trong các tuần đầu tiên khi cơ thể chuẩn bị nuôi dưỡng một bào thai.
Mệt mỏi thường xuyên có thể ngất xỉu
Phần lớn các chị em phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi khi mang thai. Nguyên nhân là do sự gia tăng hooc môn progesterone trong cơ thể. Thêm vào đó, cơ thể đang phải thích nghi với một bào thai, phải tạo ra nhiều máu hơn, đòi hỏi dinh dưỡng nhiều hơn khiến chị em mệt mỏi. Tim phải làm việc nhiều hơn để thích ứng với sự tăng cung lượng máu, gây ra cảm giác mệt mỏi kéo dài. Điều này thường xảy ra ở các chị em có thể trạng yếu và thiếu máu.
Xuất hiện chất nhầy ở cổ tử cung
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, sau khi mang thai tuần đầu tiên, cổ tử cung của người phụ nữ sẽ xuất hiện chất nhầy có dạng đặc. Đó được coi là một trong những sự thay đổi lớn nhất và dễ nhận thấy nhất khi có thai. Bởi chất nhầy này sẽ làm bít chặt cổ tử cung giúp ngăn cản những tác động xấu từ bên ngoài.
Đau nhức ở lưng biểu hiện có thai
Các chị em phụ nữ thường nhầm lẫn các dấu hiệu đau lưng này với các dấu hiệu tiền kinh nguyệt. Thế nhưng, khi mang thai, chị em cũng sẽ có dấu hiệu đau lưng. Nguyên nhân là do dây chằng ở lưng bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo làm cho các cơ quan ở lưng phải hoạt động một cách nặng nhọc. Từ đó, gây nên cảm giác đau nhức, mỏi ở lưng, đặc biệt là sống lưng…
Thay đổi tính cách – do rối loạn thần kinh
Khi mang thai, chị em sẽ thay đổi tính cách ít nhiều. Bởi lượng hormone trong cơ thể bị thay đổi làm cho tâm trạng của chị em trở nên thất thường. Nhiều người trước khi mang thai thường ít nói, sau đó lại nói rất nhiều, hoặc tính cách ôn hòa trở nên hay cáu gắt, nóng giận. Dễ bị kích thích, dễ vui nhưng cũng mau buồn. Điều này thường làm các ông chồng hoang mang và lo sợ vì không biết khi nào thì vợ của mình bắt đầu nổi đóa lên.
Que thử thai hiện 2 vạch
Một biện pháp truyền thống và chính xác là chị em sử dụng que thử thai. Khi que báo hiệu dương tính (hai vạch hoặc dấu +) là có thai, còn que báo âm tính (dấu – hoặc que thử báo 1 vạch) là không mang thai. Khi sử dụng hãy đọc kỹ hướng dẫn để có kết quả chính xác nhất nhé!
Tóm lại, khi bạn thấy mình chậm kinh hay mất kinh, hoặc một trong các dấu hiệu mang thai trên trong một tuần đầu tiên…thì nên đi khám bác sĩ để xác nhận mình có mang thai hay không nhé! Hoặc đơn giản chỉ cần mua dụng cụ thử thai ngay khi mất kinh, hoặc có quan hệ tình dục không an toàn từ 7 – 10 ngày để xác nhận. Khi xác nhận đúng, bạn hãy nên đến bệnh viện để được tư vấn cách chăm sóc thai nhi và sức khỏe trong suốt thời gian thai kỳ nhé!