Lễ ăn hỏi là một trong những nghi thức cưới hỏi quan trọng mang lại hạnh phúc trọn vẹn cho các cặp uyên ương. Tuy nhiên, để cô dâu chú rể có được nghi lễ ăn hỏi hoàn hảo thì bạn cần phải có mâm lễ vật ăn hỏi đẹp và ý nghĩa. Chính vì thế, cách bày tráp ăn hỏi như thế nào hay cách xếp tráp lễ ăn hỏi như thế nào đẹp nhất là điều mà bất cứ cặp đôi hay các gia đình đám hỏi nào cũng quan tâm.
Chuẩn bị sính lễ
Trước hết để có mâm lễ ăn hỏi hoàn hảo thì các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu nhằm trang hoàng cho mình mâm lễ ăn hỏi đẹp nhất. Ngay sau khi có đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, bạn tiến hành sắp lễ ăn hỏi tùy theo số tráp mà gia đình bạn dự kiến làm. Tuy nhiên, các bạn nên tiến hành sắp từng tráp ăn hỏi một nhằm tạo sự nhất thống và dễ dàng khi trang trí. Toàn bộ lễ vật được đặt lên mâm tráp và được phủ bằng vải gấm, nhung đỏ khi mang từ nhà trai tới nhà gái.
Bố trí các lễ vật cưới hỏi
Buồng cau
Đầu tiên, sính lễ trầu cau thường để nguyên buồng cau và có thể sắp lễ dùng lá vạn tuế kết hợp với lá trầu xếp bao quay các quả cau cùng dây kim tuyến. Trầu cau không những là quà tặng, là sính lễ quan trọng trong đám hỏi, mà còn là lời thay thiệp mời trước ngày hôn lễ. Miếng trầu tuy đơn giản nhưng mang bao ý nghĩa sâu đậm trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Một bộ khay trầu rượu ngày ăn hỏi gồm có: 01 bình rượu, 02 chén, 01 hộp trầu têm sẵn với số lượng chẵn ví dụ như 4, 6, hoặc 8 miếng trầu. Từ khi xuất phát cho đến lúc tập trung tại nhà gái, chú rể nên để bình rượu trống để tránh đổ rượu trong quá trình di chuyển, thay vào đó, chuẩn bị riêng một chai rượu trắng nhỏ mang theo.
Bánh và rượu
Lễ chè, bánh cốm mứt sen cũng có cách bày tráp ăn hỏi không quá cầu kì. Cách sắp mâm lễ này khá đơn giản, bạn chỉ cần xếp đồ lễ theo dạng hình tháp. Sau đó gắn nơ và dây ruy băng từ đỉnh thắp xuống. Ngoài ra, bạn có thể gắn nơ hoặc chữ song hỷ nhằm nhấn mạnh cho vẻ đẹp và sự tôn kính của lễ vật.
Cách sắp mâm lễ rượu thuốc khá đơn giản, ngoại việc đựng rượu thuốc song hành tạo thành hình thù đẹp, kết hợp với dây nơ, ruy băng và hoa tươi nhằm tạo nên vẻ đẹp sang trọng và tinh tế cho mâm lễ vật.
Mâm xôi
Tùy theo vùng miền bạn có thể làm xôi hình trái tim với các màu xanh đỏ hay bạn có thể làm món xôi gấc có sử dụng đỗ xanh tạo hoa văn cho mâm cỗ. Lợn sữa quay vàng giòn, sau đó các bạn sử dụng chiếc nơ lớn và hình chữ hỷ nhằm trang hoàng cho chú lợn quay thêm sang trọng hơn. Tùy vào điều kiện phong tục từng nơi mà nhiều gia đình có thể thay thế mâm bánh đậu xanh bằng mâm xôi, gà quay hoặc lợn sữa quay để lễ vật ăn hỏi được phong phú và đầy đặn hơn. Xôi Gấc để bày tráp ăn hỏi thường có khuôn hình trái tim, bên trên có lớp đậu xanh tạo hình chữ Hỷ. Mỗi tim xôi có trọng lượng trung bình từ 1 – 1,5 kg, bình thường mâm quả Xôi Gấc sẽ có 05 tim và 01 con gà luộc đặt ở chính giữa (để đảm bảo yếu tố “mặn” trong bộ mâm quả cưới), nhưng đối với bộ mâm quả này, cô dâu chú rể có thể tự chuẩn bị riêng 01 con lợn sữa quay sẽ không cần đến gà têm cành phượng.
Mâm ngũ quả
Về mâm ngủ quả ngày đám hỏi thường sử dụng trang trí thành tráp ăn hỏi rồng phượng hoặc tùy theo cách sắp xếp để tạo nên mâm ngũ quả sang trọng hơn khi ngày cưới về cho chính đôi bạn trẻ. Đối với mâm quả trái cây, tân lang tân nương lưu ý chọn lựa kỹ những quả vừa mới hái, vỏ còn tươi mới, láng mịn, không bị trầy xước. Không nên chọn các quả đã chín dễ bị dập trong quá trình vận chuyển, bưng bê. Không nên chọn các loại quả kích thước quá to vì như vậy số lượng quả sẽ ít, hoặc nếu chuẩn bị cho vừa đủ số lượng thì mâm quả sẽ rất nặng và cồng kềnh, gây khó khăn cho các bạn bưng quả, đặc biệt là bưng quả nữ. Khi bắt đầu với mâm quả trái cây, các cặp đôi nên sắp xếp thanh long, xoài đầu tiên để làm nền, chịu lực cho các loại quả khác vì đây là những loại quả có vỏ cứng, sức bền tốt. Tiếp đến là sắp xếp táo đỏ, và đặt nho ở trên cùng.
Với bài viết cách bày trí tráp ngày ăn hỏi chia sẻ trên đây, chúng tôi hi vọng rằng đôi uyên ương có thể áp dụng trực tiếp trong quá trình tự chuẩn bị cho ngày vui trọng đại.