Tết Thanh minh là một trong những dịp lễ đặc biệt trong truyền thống văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa quan trọng của ngày này. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Những thông tin cơ bản về tiết Thanh minh?
Tết Thanh minh là một trong những sự kiện quan trọng về mặt tâm linh của người Việt. Vào ngày này, những người xa quê thường cố gắng thu xếp đưa gia đình về thăm mộ ông bà, tổ tiên và sửa sang lại phần mộ.
Tiết Thanh minh là gì? Đứng thứ mấy trong tiết khí?
Thanh được hiểu là sạch sẽ, trong lành, còn Minh có nghĩa là tươi sáng. Ở miền Bắc Thanh minh chính là thời điểm đã hết mưa phùn và nồm ẩm. Ngày này phù hợp để thực hiện những nghi lễ quan trọng như tảo mộ.
Thanh minh là tên một trong 24 tiết khí của lịch Việt Nam. Tết Thanh minh là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, đến sau ngày Lập xuân 60 ngày.
Tết Thanh minh 2023 diễn ra vào khi nào?
Thông thường, ngày tết Thanh minh không có ngày cố định. Thời gian bắt đầu từ 4-5/4 và kết thúc vào khoảng 20-21/4 Dương lịch.
Vào ngày lễ này, con cháu cùng nhau đi thăm mộ ông bà, tổ tiên. Cùng nhau dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ và bày mâm cỗ cúng mong các cụ phù hộ cho con cháu luôn được khỏe mạnh và bình an.
Tết Thanh minh có nguồn gốc và ý nghĩa thế nào trong văn hoá Việt Nam?
Nguồn gốc tết Thanh minh
Tiết Thanh minh là một trong 24 tiết khí của Âm lịch. Tuy nhiên, sau này chúng đã trở thành một lễ hội lớn nhất trong năm của các nước sử dụng lịch Âm. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của tiết Thanh minh trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về nguồn gốc tết Hàn thực.
Tết Hàn thực có nguồn gốc từ đời vua Tấn Văn Công thời Xuân Thu của Trung Hoa. Chuyện kể lại, vua có một người thuộc hạ tên Giới Tử Thôi đã cùng minh chinh chiến, vào sinh ra tử nhiều lần. Khi trở thành vua của nước Tấn ông đã ban thưởng cho rất nhiều người nhưng lại không nhớ đến Giới Tử Thôi.
Tuy vậy, Giới Tử Thôi vẫn cho rằng việc ông phò vua là bổn phân của mình. Mình không có công lao gì mới đáng nói còn việc vua ban thưởng hay không không quan trọng.
Sau một thời gian, ông đưa mẹ già về ở ẩn tại núi Điền Sơn. Lúc này, vua mới nhớ ra chưa ban thưởng cho Giới Tử Thôi, liền cử người đi tìm. Tuy nhiên, lúc này ông đã không chịu rời núi để đến cung thành nhận thưởng.
Vua đã hạ lệnh đốt rừng, muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra nhưng không không tuân theo mệnh lệnh. Cuối cùng cả 2 mẹ con cùng chết cháy trong rừng.
Vua vì chuyện này quá đau buồn nên đã lập miếu thờ. Đồng thời, hạ lệnh cho người dân phải kiêng đốt lửa trong 3 ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội nấu sẵn để tưởng nhớ Giới Tưởng Thôi.
Một năm sau, khi vua và quần thần đến viếng mộ Giới Tử Thôi đã thấy nơi phát hiện ra thi thể của ông có một cây liễu mọc xanh tốt. Lúc này, vua nhớ đến từ Thanh minh trong lời di tảo liền đặt cho ngày này là Thanh Minh.
Từ đó, cho đến nay, Thanh minh trở thành một dịp lễ quan trọng để mọi người Trung Quốc nhớ đến tổ tiên, người đã khuất. Sau này, tết Hàn thực cũng sát nhập luôn vào ngày Thanh Minh.
Vai trò và ý nghĩa của tết Thanh minh trong văn hoá việt
Đối với người Việt Nam tiết Thanh minh gắn liền với nghi lễ tảo mộ. Đây là dịp để con cháu thăm mộ, sửa sang lại phần mộ cho gia tộc được sạch sẽ và khang trang hơn.
Ngoài ra, tết Thanh minh cũng là dịp giúp các ngôi mộ vô chủ được sửa sang, hương khó. Khi thắp hương cho phần mộ gia tộc mình, mọi người thường thắp một nén hương cho những ngôi mộ xung quanh.
Tết Thanh minh cùng xuân phân cũng là thời điểm tốt cho mọi người khai quật hoặc xây dựng công trình.
Những điều nên và không nên làm trong tiết Thanh minh ở Việt Nam
Vào ngày tết Thanh minh mọi người sẽ đi tảo mộ. Đây là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn mình.
Mọi người sẽ chuẩn bị lễ vật và thắp hương trước phần mộ của người đã khuất. Sau khi tảo mộ xong, các thành viên cùng nhau về nhà lập mâm cơm dâng lên bàn thờ gia tiên và cùng nhau ăn uống, trò chuyện.
Ngoài những việc nên làm nên trên, trong ngày tết Thanh minh bạn cần tránh:
- Khi đi tảo mộ nên ăn nói nhẹ nhàng, tránh giẫm đạp lên phần mộ của người khác.
- Người đang ốm, phụ nữ mang thai hay đến tháng không nên đi tảo mộ.
- Không cười đùa trong khi đi tảo mộ.
- Nên đi đông người, tránh đi buổi chiều hoặc tối.
- Sau khi tảo mộ xong, bạn nên hơ đốt trên 1 đống lửa nhỏ tránh mang âm khí về nhà.
Giải đáp thắc mắc tết Thanh minh và tết hàn thực có phải là một không?
Tết Thanh minh và tết Hàn thực có những năm trùng ngày với nhau. Tuy nhiên, 2 ngày này có ý nghĩa và nguồn gốc không giống nhau.
Tết Hàn Thục xuất phát từ một điển tích tại Trung Quốc. Ngày này để tưởng nhớ Giới Tử Thôi như đã nêu phần bên trong. Thời gian tết Hàn thực diễn ra từ 3/3 đến 5/3 Âm lịch.
Còn tết Thanh minh là ngày đầu trong tiết Thanh minh, là 1 trong 24 tiết khí mỗi năm. Thời gian kéo dài khoảng 15 ngày từ 4-5 đến 20-21/4 hàng năm.
Do đó, bạn nên biết cách phân biệt và nắm được ý nghĩa của 2 dịp lễ này để tránh những việc không nên làm.
Một số bài thơ hay về tiết thanh minh
Bài thơ: THANH MINH
Tác giả: Nguyễn Đình Hưng
Xuân qua đã nửa chặng đường
Mưa phùn, nồm ẩm xin nhường khô khao
Mây quang, trời chuyển thanh cao
Nhà nhà náo nức bước vào thanh minh
Hiếu đền tiên tổ anh linh
Thắp nhang, tảo mộ chắp tình cháu con
Vơi đi nỗi nhớ mỏi mòn
Âm dương xích lại, sắt son tình người
Họ hàng ríu rít tiếng cười
Hoa Xuân vẫn nở, cuộc đời thêm xuân
Ai ơi xin chớ ngại ngần
Thanh minh đến, nhớ dành phần về quê
Bài thơ: THANH MINH – Hong Vu
Hạ sang vàng nắng khắp trời
Nhà không bóng mẹ, lạnh nơi cha ngồi.
Nhớ thương, lòng mãi khôn nguôi
Thanh minh, cha lại về nơi mẹ nằm
Một trời mộng ảo xa xăm
Cỏ xanh, hoa trắng, gió thầm thì ru
Mẹ thanh thản chốn thiên thu
Yên lòng cha chốn phù du cõi trần
Trăm năm cõi tạm ân cần
Ngàn năm vĩnh viễn mãi gần bên nhau.
Mỉm cười xoá hết sầu đau
Bên con, bên cháu cha nào cô đơn.
Cha là điểm tựa thạch sơn
Cây cao, bóng cả mãi còn phủ che.
Gió ngàn lay động sơn khê
Thoảng theo hương ngát mẹ về bên cha.
5/4/2019
Kính tặng cha
Bài thơ: LỄ THANH MINH – Phạm Quang Thu
Con về dự Lễ Thanh Minh
Con về như thể Tâm Linh gọi về
Mộ phần Bố nở ven đê
Hoa xuyến chi để con tê tái buồn
Bố ơi, sấm chớp đầu nguồn
Bố ơi, mưa nắng, trăng luông giãi dầu
Con gọi Bố mãi thấy đâu
Bố đi xa cả nhà sầu Bố ơi
Nén nhang con thắp cho Người
Cỏ xanh con đắp hồn người ấm thêm
Bố ơi, mãi mãi cõi tiên
Chiều nay vạt nắng đậu trên mộ vàng !
Một số bài hát hay về tiết thanh minh
Ngoài những bài thơ còn có rất nhiều bài hát về tết thanh minh như:
Mưa trong tiết Thanh Minh – Hứa Tung
Thanh Minh – Âm Khuyết Thi Thính
Hy vọng, với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của tiết Thanh minh. Trong ngày này hãy cùng gia đình đi thăm, sửa sang mộ tổ tiên để được phù hộ luôn mạnh khỏe và công việc thuận lợi.