Trong bài trước chúng ta đã cùng tìm hiểu một số chú ý nhỏ về dinh dưỡng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở đi. Chúng có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe và dinh dưỡng của con, các mẹ hãy chú ý thêm một vài điều nữa dưới đây nhé!
Thuốc bổ sung vitamin A
Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) từng kiến nghị: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới năm tuổi thuộc Châu Phi và khu vực Đông Nam Á cẩn được bổ sung vitamin A mỗi sáu tháng một lần nhằm ngăn chặn chứng mù lòa và suy giảm sức khỏe bởi các dịch bệnh nghiêm trọng (như sởi chẳng hạn). Đây là đề xuất đúng đắn, đặc biệt ở các khu vực phải hứng chịu tình trạng chế độ dinh dưỡng kém và đói khát. Ở các khu vực kể trên, bà mẹ và trẻ em không nhận đủ chất dinh dưỡng từ khẩu phẩn ăn hằng ngày, và nguồn thức ăn cũng hạn hẹp. Nếu con của bạn ăn tốt và phát triển bình thường thì trẻ xem như đã dung nạp đủ lượng vitamin A và không cẩn bổ sung thêm (trong vài trường hợp, quá liều vitamin A sẽ gây tăng áp suất trong não, gây nhức đầu và ói mửa.)
Thuốc bổ sung sắt
Viên uống bổ sung sắt thường được kê cho các trẻ bú mẹ hoàn toàn từ khi tròn bốn tháng cho đến một tuổi, và từ sáu tháng nếu trẻ bú mẹ kết hợp sữa công thức.
Khoảng 10% những trẻ dưới một tuổi ở các nước phương Tây bị thiếu sắt, ngay cả khi không thiếu máu. (Thiếu máu là biểu hiện muộn của chứng thiếu sắt.)
Chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo tế bào máu, các bó cơ và phát triến trí não. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ thiếu sắt có nguy cơ đối mặt với các vấn đề thần kinh như ngưng thở tạm thời và co giật khi sốt.
Mật ong
Mật ong có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ nhỏ! Mật ong tuyệt đối không được dùng cho trẻ dưới một tuổi vì nguy cơ ngộ độc gây ra bởi clostridium botulinum (một loại vi khuẩn thuộc giống trực khuẩn gram dương Clostridium). Loại vi khuẩn kị khí (phát triển trong môi trường không có oxy) này thường có trong mật ong. Độc tố nó tiết ra có thể gây liệt cơ, khiến trẻ ngưng thở dẫn đến tử vong.
Ngạt thở do hóc (nghẹn) dị vật
Bạn cần tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây hóc (nghẹn) như đậu phộng (lạc), hạt hướng dương, hạnh nhân, các loại hạt nhỏ khác, bắp rang (bỏng ngô), yến mạch, các viên kẹo nhỏ, nho khô hoặc nho tươi nguyên trái. Các loại thực phẩm này chỉ nén cho các trẻ từ năm tuổi trở lên tự ăn mà không cần giám sát khi chức năng nhai nuốt của trẻ đa thật sự hoàn chỉnh.
Các loại thức uống có đường
Bạn cần tránh cho trẻ uống các loại thức uống chứa đường như nước ép trái cây hoặc thêm đường vào đồ uống. Điều này sẽ tạo cho trẻ một thói quen xấu: chỉ ưa các loại nước uống ngọt và chê nước lọc. Về lâu về dài, nó sẽ khiến trẻ bị béo phì và sâu răng. Nếu bạn muốn trẻ ăn các loại trái cây thì cho con ăn ở dang thô (hoặc nghiền nát ra). Và khi trẻ khát nước thì cho trẻ uống nước.
Sữa công thức
Có quá nhiều quảng cáo về các loại sữa công thức khác nhau phù hợp với từng lứa tuổi. Đăc biệt còn có loại sữa công thức được đặc chế dành cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên không chịu ăn hoặc kén ăn, có loại dành cho phụ nữ mang thai… Tôi có một người bạn phải tự “ép” mình uống sữa công thức mỗi ngày khi cô mang thai vì trong quảng cáo nói rằng đó là việc quan trọng phải làm.
Tuy nhiên, có vài sự thật mà quảng cáo không đề cập đến:
- Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ và không loại sữa công thức nào có thể sánh được.
- Sự khác biệt giữa các loại sữa công thức trên thị trường là không đáng kể.
- Từ một tuổi trở đi, trẻ không còn cần sữa công thức nữa. Trẻ có thể dùng sữa tươi hoặc các chế phẩm từ sữa khác. Ở độ tuổi này, sữa là nguồn cung vitamin D và canxi chủ yếu, và trẻ uống khoảng 500ml sữa mỗi ngày là đủ.
- Sữa công thức không thể thay thế cho một chế độ ăn khỏe mạnh, và cũng khổng thế là 1giải pháp cho việc biếng ăn vốn bắt nguồn từ phương pháp dinh dưỡng và thói quen ăn uống sai lầm mà người lớn đã tập cho con trẻ.
- Chỉ cho trẻ uống sữa công thức khi trẻ không có nhu cầu sẽ làm giảm cảm giác ngon miệng, trẻ không còn thèm những loại thực phẩm đa dạng khác. Sữa còn chứa nhiều năng lượng nên trẻ dễ bị béo phì.