Chăm sóc trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh

Tiếng khóc của trẻ

Trẻ sơ sinh nào cũng khóc, sự thực này không thể nào tránh khỏi. Tuy nhiên việc trẻ khóc có thường xuyên hay không, mức độ thế nào và bao lâu thì lại có thể thay đổi theo thời gian.

Trong vài ngày đầu trẻ sơ sinh ngủ khá nhiều và ít khóc. Nhưng bắt đầu từ tuần thứ 3 bé sẽ khóc nhiều hơn, trung bình trẻ khóc 2h trong một ngày. (Thời gian khóc của trẻ sẽ tăng dần cho đến 6 –  8 tuần tuổi rồi bắt đầu từ từ giảm dần)

Theo thời gian, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn để tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ khóc. Vào những ngày đầu đời trẻ khóc chủ yếu là do một số nguyên nhân sau: tã bẩn, đói, mệt hoặc khó chịu trong người. Nếu không một lý do nữa khiến trẻ om sòm đó là trẻ bị kích thích.

Sẽ có đôi lúc trẻ khóc không vì một nguyên nhân nào rõ ràng, lúc này việc cần làm là bạn nên tìm ra cách để an ủi, xoa dịu bé. Hãy nhớ rằng: không có hành động nào gọi là làm hư một đứa trẻ sơ sinh, do đó khi em bé của bạn khóc hãy ở bên quan tâm, dỗ dành, cho bé cảm nhận thấy được tình yêu của bạn

Nếu thời gian dài mà bạn vẫn không thể nắm bắt được nhanh chóng nguyên nhân tại sao bé yêu của mình lại khóc, bạn cảm thấy bất lực, thất vọng và nghi ngại về khả năng làm mẹ của bản thân, xin đừng tự trách mình. “Bất kỳ bà mẹ trẻ nào cũng sẽ gặp phải những tình huống như bạn, ngay cả đến các chuyên gia cũng vậy thôi”. Shu đã từng nói “Sẽ có những lúc bé khóc để mong muốn một điều gì đó rất rõ ràng, nhưng cũng có lúc bạn không thể hiểu được bé con muốn gì”

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Dạ dày nhỏ xíu của trẻ sơ sinh chỉ có khả năng giúp bé ngủ một giấc ngủ ngắn 1 – 2h trước khi tỉnh dậy để ăn tiếp. Một ngày của trẻ sơ sinh là chuỗi những giấc ngủ ngắn, trẻ ngủ khoảng 16 đến 18 tiếng mỗi ngày. Bạn cần theo dõi khi nào và nơi bé ngủ để có thể trả lời các câu hỏi của bác sĩ vào ngày kiểm tra sau sinh đầu tiên của bé.

Thật may mắn, trẻ sơ sinh có thể ngủ được ở bất cứ nơi đâu – dù ở ghế xe, ở trên địu, nôi, hay ở trong vòng tay bạn bé vẫn ngủ ngon lành. Trẻ sơ sinh thích ngủ ở những nơi ấm áp, vừa khít như ghế ngồi của bé trên xe oto, địu hay nôi ngủ bởi trẻ cảm thấy an tâm và cảm nhận như thể đang được nằm trong vòng tay mẹ.

Đây cũng là lý do lý giải cho việc rất nhiều trẻ sơ sinh thích được quấn tã. Quấn chặt trẻ trong lớp vải êm ái cũng giúp trẻ đỡ bị giật mình khi ngủ, khiến trẻ ngủ ngon hơn.

Bất kể là bạn cho bé ngủ khi nào và ở đâu, hãy nhớ luôn luôn đặt lưng trẻ trên một mặt phẳng, cởi bỏ yếm và mũ khi trẻ ngủ, để chăn, gối, mền, các đồ chơi ra xa khỏi chỗ ngủ của trẻ để tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SISD). Ngoài ra, đừng bao giờ để bé ngủ một mình trên băng ghế, giường hoặc những nơi mà bé có thể bị lăn rơi xuống đất ngay cả khi bé chưa thể tự lẫy lật.

Bạn đừng ngạc nhiên khi em bé của mình phát ra những âm thanh lạ trong lúc ngủ. Nếu bạn nghe thấy tiếng bé thở phì phì đều đặn thì bé đang thở bình thường bằng mũi tự nhiên. Còn khi bạn nghe tiếng thở của bé không rõ ràng, đều đặn lúc này có vẻ như bé bị nghẹt mũi, bạn có thể dùng bóng thông đường thở cho bé giúp bé dễ thở và ngủ ngon hơn.

Vấn đề thở ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường thở theo chu kỳ. Bé sẽ hít vào rất nhanh, dừng lại vài giây sau đó mới thở lại. Mặc dù bình thường thì việc thở như thế này khá là đáng sợ nhưng đối với trẻ sơ sinh lại không vấn đề gì.

Tuy nhiên, khi em bé của bạn có những dấu hiệu bất thường sau đây hãy gọi cho bác sĩ để tìm sự trợ giúp:

  • Mũi phập phồng khi thở
  • Thấy rõ lồng ngực của trẻ lõm sâu khi trẻ hít vào
  • Trẻ thở gấp
  • Âm thanh khò khè phát ra khi trẻ thở từ ngực
  • Trẻ thở khó nhọc, hơi thở có âm thanh lạ âm sắc không đều (những âm thanh bạn có thể nghe được tương tự như tiếng huýt sáo, âm thanh bị ngắt quãng trong mỗi lần bé hít vào thở ra)
  • Trẻ ngừng thở 10 đến 15 giây giữa các hơi thở

Xem thêm những dấu hiệu ở trẻ mà mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *