Chăm sóc trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh

Những thay đổi trong ngôi nhà

Khoảnh khắc bạn trở về cùng bé yêu sau vài ngày nằm viện cuộc sống của bạn sẽ có rất nhiều những biến đổi, bạn đừng nên mong đợi rằng mình sẽ thích nghi ngay với mọi thứ. Trên thực tế phải mất từ vài ngày tới vài tháng các bà mẹ mới kiểm soát được gần như toàn bộ cuộc sống của mình sau khi bé chào đời. Bởi vậy, đừng quá gồng mình, hãy cứ dành thời gian thư giãn mọi thứ dần dần sẽ ổn thôi.

Nội tiết tố trong cơ thể của bạn đang thay đổi rất mạnh, ảnh hưởng của ca sinh khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi, lúc nào bạn cũng cảm thấy thiéu ngủ. Trong khi đấy tâm trí của bạn lại đang phải hoạt động tích cực để điều chỉnh, kiểm soát những thay đổi trong cuộc sống từ khi có bé. Bởi vậy vào thời điểm này cảm xúc của bạn rất hỗn loạn, bạn có thể cười, khóc, cảm thấy thất vọng, cảm thấy phấn khích hay trải qua vô vàn những cảm xúc khác chỉ trong vài giờ hoặc thậm chí là vài phút. Bạn nhận ra rằng chăm sóc một em bé sơ sinh khá đơn giản nhưng lại chiếm gần như toàn bộ thời gian khiến bạn chẳng còn chút thời gian nào cho riêng mình nữa.

Khoảng 70% đến 80% các bà mẹ sau sinh phải đối mặt với hội chứng “baby blues”. Một trong những nguyên nhân của hội chứng là do sự thay đổi nhanh chóng hormon trong cơ thể mẹ vào vài tuần đầu sau sinh. Thật may mắn là hội chứng này chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn thường là trong vòng hai tuần đầu. Tất cả các bà mẹ nên tìm hiểu và nhận biết hội chứng này để có thể phân biệt được với các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh (PPD).

So với “baby blues”, bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài lâu hơn và nặng hơn. Theo thống kê cứ 10 phụ nữ mới sinh thì sẽ có 1 phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Việc nhận biết và điều trị sớm bệnh này là rất quan trọng cho cả mẹ và bé, bởi vậy nếu nhận thấy mình có các triệu chứng của bênh trầm cảm sau sinh hãy nói chuyện ngay với chồng hoặc một ai đó gần gũi với bạn để được chia sẻ và hỗ trợ. Tốt nhất bạn nên tìm tới bác sĩ ngay khi các triệu chứng mới xuất hiện.

Một cách để tránh hội chứng “baby blues” đó là bạn nên cắt ra một chút thời gian trong ngày để chăm sóc bản thân, ở bên gia đình và bạn bè, hay bạn có thể thuê giúp việc để giúp đỡ bạn các công việc nhà và một số việc lặt vặt. Đừng ngại nhờ những người trong gia đình hoặc bạn bè giúp bạn mua sắm đồ bỏ tủ lạnh, mang đồ ăn đến cho bạn hoặc giặt đồ giúp bạn.

Ngoài ra, bạn hãy tận dụng khoảng thời gian bé ngủ để ngủ nghỉ một chút, tắm nhanh hoặc chỉ đơn giản là đọc những tạp chí mà bạn thích…

Cơ thể của bạn sẽ thay đổi rất nhiều sau sinh. Khoảng 72 giờ sau sinh sữa sẽ về, thông thường khoảng thời gian này trùng với ngày đầu tiên bạn trở về nhà. Sữa mẹ trong những ngày đầu gọi là sữa non rất giàu kháng thể và rất tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Sữa non thường có màu vàng hơn sữa trưởng thành.

Bạn sẽ thực sự cảm nhận được sữa về khi thấy hai bầu ngực căng to và nặng hơn lúc trước. Nếu bé bú không hết và sữa cũng không được hút ra ngực bạn trở nên cứng, nóng gọi là hiện tượng cương sữa.

Việc cho con bú là bản năng của người mẹ. Tuy nhiên bạn cũng cần có sự trợ giúp của chuyên gia trong những ngày đầu để có tư thế cho bé bú đúng chuẩn giúp bé bú được dễ dàng. Những chuyên gia về cho con bú hoặc những nhóm hỗ trợ nuôi con sữa mẹ sẽ giúp các bạn giải đáp mọi vấn đề xoay quanh việc cho con bú bao gồm tìm hiểu khớp ngậm bú đúng và các vị trí cho con bú.

Núm vú của bạn có thể bị đau trong quá trình cho con bú. Nếu gặp trường hợp này hãy kiểm tra xem em bé của bạn đã ngậm bú đúng hay chưa, chuyển tư thế bú khác để giảm sự đau đớn và tránh cho đầu vú bị nứt. Sau khi cho bú xong bạn hãy lau rửa ngực bằng nước sạch rồi thoa một lớp kem bảo vệ núm vú. Một cách khá hiệu quả để dưỡng ẩm cho núm vú đó là dùng chính sữa mẹ bôi vào đầu ngực, hoặc bạn có thể chườm lạnh cũng có tác dụng giảm đau.

Bạn thắc mắc không biết bé có thực sự đói hay không? Một cách nhận biết dễ nhất đó là chú ý khi bạn cho bé ngậm ti bé có nuốt hay không. Nếu bé không nuốt sữa nghĩa là bé chỉ ngậm ti nhằm mục đích tìm kiếm sự an tâm rằng chắc chắn mình đang được ôm ấp bởi vòng tay mẹ thì bạn có thể thay thế ti bằng ngón tay để cho núm vú được nghỉ ngơi.

Trong trường hợp bạn quyết định sẽ không cho con bú thì hãy tìm tới bác sĩ để được hướng dẫn cách ngăn chặn sự tiết sữa. Easterling nói “Khi quyết định ngừng việc sản xuất sữa, nhiều phụ nữ khá ngạc nhiên khi nhận thấy rằng thật khó khăn để làm giảm và ngăn việc tiết sữa mà không cảm thấy khó chịu’

Một khi bạn ngừng cho con bú, bạn sẽ phải trải qua sự đâu đớn của hiện tượng cương sữa. Sự khó chịu này sẽ đạt đỉnh điểm vào khoảng 3 tới 5 ngày sau sinh sau đó sẽ giảm từ từ. Để đối phó với cơn đau này bạn có thể nhờ tới thuốc giảm đau hoặc chườm đá, trên thị trường cũng có loại áo ngực đặc biệt thiết kế hỗ trợ mẹ trong giai đoạn này. Một loại thuốc làm thông mũi cũng giúp giai đoạn này diễn ra nhanh hơn do tác dụng của nó là làm khô các mô cơ thể.

Việc sinh thường sẽ khiến phần dưới của bạn đau vài ngày sau sinh, sẽ đau đớn hơn nếu bạn bị rạch tầng sinh môn. Có nhiều cách giúp giảm đau sau sinh, cách đơn giản nhất là bạn chườm lạnh bằng túi đá ở khe chân gần đáy chậu hoặc chườm ấm bằng khăn mềm.

Khi đi vệ sinh bạn nên vừa đi vừa dùng vòi sen xả rồi thấm khô bằng khăn mềm thay vì lau chùi như bình thường để tránh gây đau đớn. Bạn cần bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn sau sinh để tránh bị táo bón.

Ngoài ra, trong khoảng sáu tuần đầu sau sinh bạn sẽ phải thường xuyên đóng băng vệ sinh do sản dịch đang được đẩy ra ngoài, sản dịch có màu đỏ dần dần sẽ chuyển vàng nhạt rồi trắng. Bạn nên thay băng thường xuyên khoảng 4giờ/lần để giữ vệ sinh vùng kín.

Nếu bạn sinh mổ, bạn sẽ cần sự trợ giúp về tất cả mọi việc ít nhất là một tuần đầu sau sinh từ những việc cơ bản trong gia đình tới việc chăm sóc em bé như bế em bé hay thay tã. Theo lời khuyên của các bác sĩ, phụ nữ sau sinh mổ không nên mang vác một trọng lượng nặng hơn trọng lượng của em bé cho tới khi được sự cho phép của bác sĩ. Hãy chuẩn bị một ít thuốc giảm đau trước khi ra khỏi viện và chú ý theo dõi thời gian cũng như loại thuốc mà bạn uống sau khi sinh.

Gọi điện ngay cho bác sĩ nếu bạn nhìn thấy máu và mủ rỉ ra từ vết mổ, đó là dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ hoặc sự hiện diện của một cục máu đông. Cũng giống như các bà mẹ sinh thường bạn rất dễ phải đối mặt với chứng táo bón, hãy nạp nhiều chất xơ. Nếu không thể đi tiêu trong 3 tới 4 ngày đầu sau sinh bạn nhờ đến sự trợ giúp của thuốc thụt hậu môn.

Một trong những điều khiến chị em hốt hoảng, cảm thấy hoang mang nhất sau sinh đó là cơ thể gần như chẳng thay đổi gì mặc dù em bé đã ra đời. Hãy yên tâm, thông thường nhanh nhất phải mất một tuần hoặc vài tháng để cơ thể của bạn (đặc biệt là vùng bụng) hoàn toàn hồi phục. Tuy nhiên, dù cơ thể có đồ sộ hay vùng bụng không được thon gọn, săn chắc đến đâu thì khi mặc bộ quần áo thiết kế đặc biệt cho mẹ sau sinh trông bạn vẫn rất tuyệt vời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *