Những lưu ý về chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sau sinh – tiếp

Trong bài trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu một vài “Truyền thuyết” về chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sau sinh của các bà các mẹ để lại. Tuy một số đã không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại nữa, những các mẹ vẫn nên tìm hiểu. Để biết và tránh, đảm bảo sức khỏe của chính bản thân mình và của con một cách tốt nhất!

Xem thêm: Những truyền thuyết về chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sau sinh

                   Cẩm nang chăm sóc em bé sau khi sinh tốt nhất

“Truyền thuyết” ngồi nhiều đau lưng

Về già ai cũng bị đau lưng bởi các khớp bị thoái hóa, còn việc ngồi nhiều sau sinh không khiến người mẹ bị đau lưng. Việc hạn chế vận động vì sợ ảnh hưởng đến vết mổ hay vết cắt tầng sinh môn cũng không nên bởi vận động mới giúp máu lưu thông nhiều đến vết thương, giúp mau làm lành vết thương. Nếu người mẹ bị đau sau sinh thì người thân nên hỗ trợ, khuyến khích người mẹ thường xuyên đứng lên, ngồi xuống và đi lại xung quanh giường càng sớm càng tốt.

“Truyền thuyết” ngồi nhiều đau lưng về chuyện ở cữ sau sinh

Những mẹ sinh thường có thể tập những bài tập nhẹ như đi bộ hay thực hiện các bài tập thái cực quyền hoặc bài tập dưỡng sinh. Đối với các mẹ sinh mổ, sau khi vết thương lành thì có thể tập thể dục trở lại để giúp máu lưu thông tốt hơn.

“Truyển thuyết” quấn bụng giảm cân

Hiện nay, nhiều mẹ vẫn truyền tay nhau bí quyết giúp giảm bụng sau sinh như quấn gen nịt bụng, thoa rượu gừng hay quấn muối bụng… Thực ra, các cách này không hiệu quả nhiều trong việc làm tan mỡ. Muốn tan mỡ hoàn toàn thì các mẹ phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn lượng calories nạp vào, do đó, để lấy lại vóc dáng mẹ nên tập thể dục kèm theo chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sau sinh bụng mẹ thường to, đến sau 6 tháng, tử cung sẽ co lại như kích thước trước khi sinh và những thay đổi nội tiết sẽ giúp cơ thể người mẹ trở lại như trước.

“Truyền thuyết” về ăn uống

“Truyền thuyết” mẹ chỉ nên ăn đồ khô, đồ mặn, chỉ ăn chân giò để “chắc bụng”, nhiều sữa là không đúng. Mẹ sau sinh nên ăn uống bình thường theo khẩu vị và sở thích của bản thân, thức ăn ngon và sạch, đảm bảo vệ sinh đều có thể ăn được. Mẹ nên uống nhiều nước để giúp tạo sữa và có thể uống thêm sữa.

Có một số đồ ăn mẹ nên tránh như các loại gia vị: tỏi, hành, tiêu, ớt,… vì các loại thức ăn này có thể tiết mùi qua mồ hôi, mà tuyến sữa cũng được xem như một tuyến mồ hôi, nên nếu những mùi này tiết qua sữa có thể khiến trẻ cảm thấy không thích hoặc không chấp nhận. Mẹ cũng không nên uống cà phê hay các loại đồ uống có cồn bởi các chắt này tiết qua sữa sẽ khiến cho trẻ bị bứt rứt, khó ngủ và say…

“Truyền thuyết” ăn uống về chuyện ở cữ sau sinh

Nhiều người vẫn tin rằng mẹ ăn “đồ tanh” khiến trẻ bị đi ngoài, điều này cũng không đúng. Trong ngành thực phẩm không có khái niệm “đồ tanh”. Nếu mẹ ăn món gì đó, sau đó bị tiêu chảy là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc quá trình chế biến đồ ăn khiến thực phẩm bị nhiễm bẩn. Ví dụ như để thức ăn chín chung với thức ăn sống thì dễ bị nhiễm khuẩn khi không được xử lý đúng cách. Mẹ bị tiêu chảy nghĩa là cơ thể của mẹ đã thải siêu vi, vi khuẩn bằng cách đi tiêu ra ngoài. Những siêu vi, vi khuẩn này không thể xâm nhập qua máu để đi vào sữa, do đó, sữa mẹ là hoàn toàn sạch, trẻ bú vào không bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu đầu vú mẹ bị bẩn, trẻ bú trực tiếp dễ bị nhiễm khuẩn và bị tiêu chảy. Hoặc nếu mẹ bị tiêu chảy mà không vệ sinh tay sạch sẽ, thì mầm bệnh có thể lây vào trẻ, khi đó, trẻ cũng bị tiêu chảy.

Lời khuyên đáng yêu của các bác sĩ là: Bà mẹ sau sinh nên kiêng ăn “đồ dơ và đồ dở” và vẫn sinh hoạt bình thường như trước khi có thai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *